
-
Sữa giả - hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng
-
Yêu cầu xử lý nghệ sỹ, người nổi tiếng vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
-
Siết chặt quản lý sau vụ sữa giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
-
Việt Nam chính thức thanh toán một căn bệnh nguy hiểm về mắt
-
Tin mới y tế ngày 14/4: Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh -
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi
Trong quý IV năm 2024, Sở Y tế đã thực hiện khảo sát tại 86 bệnh viện (42 bệnh viện công và 44 bệnh viện ngoài công lập), cho thấy mức độ hài lòng chung của người bệnh là 97,11%, tăng 1,41% so với quý III. Trong đó, khối bệnh viện công lập đạt tỷ lệ hài lòng là 95,83%, tăng 0,53%, và khối bệnh viện ngoài công lập đạt 98,83%, tăng 2,63%.
![]() |
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tích cực thực hiện khảo sát sự hài lòng, không hài lòng của người bệnh và người dân khi đến khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ tại đơn vị. |
Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ hài lòng ở khối bệnh viện công lập là 95,86%, tăng 0,33% so với quý III, nhưng lại giảm ở khối bệnh viện ngoài công lập, với tỷ lệ là 97,50%, giảm 1,3%.
Đối với người bệnh ngoại trú, tỷ lệ hài lòng trung bình là 96,03%, tăng 1,53% so với quý III ở khối công lập, và 98,69% ở khối ngoài công lập (quý III là 98,7%).
Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh tại khối trung tâm y tế và Trung tâm Cấp cứu 115 là 96,69%, tương đương với quý III (96,6%).
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tích cực thực hiện khảo sát sự hài lòng, không hài lòng của người bệnh và người dân khi đến khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ tại đơn vị.
Các ý kiến đóng góp của người bệnh cần được tiếp thu và sử dụng kết quả khảo sát để đánh giá, phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự hài lòng của người dân và bệnh nhân khi sử dụng các dịch vụ y tế.
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã công bố kết quả khảo sát tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III/2024, với tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% đối với khối trung tâm y tế.
Cụ thể, khảo sát tại 42 bệnh viện công lập và 43 bệnh viện ngoài công lập cho thấy mức độ hài lòng chung của người bệnh là 95,7%, trong đó khối bệnh viện công lập là 95,3% và khối ngoài công lập là 96,2%.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú ở khối bệnh viện công lập là 95,5%, khối ngoài công lập là 98,8%. Người bệnh ngoại trú có tỷ lệ hài lòng trung bình là 94,5% ở khối công lập và 98,7% ở khối ngoài công lập. Tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ sinh con tại bệnh viện là 98,3% đối với khối công lập và 92,5% đối với khối ngoài công lập.
Tổng điểm trung bình của người bệnh nội trú là 4,37 ở khối bệnh viện công lập và 4,70 ở khối ngoài công lập. Đối với người bệnh điều trị ngoại trú, tổng điểm trung bình ở khối công lập là 4,33 và 4,78 ở khối ngoài công lập. Đối với người bệnh tại khối trung tâm y tế, tỷ lệ hài lòng trung bình là 96,6%, tổng điểm trung bình là 4,63.
Dựa trên kết quả khảo sát, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện và trung tâm y tế nghiêm túc thực hiện kế hoạch đánh giá hài lòng người bệnh năm 2024 của đơn vị, tiếp thu ý kiến đóng góp của người bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự hài lòng cho người bệnh.
Sở Y tế cũng kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu thay đổi hình thức khảo sát sự hài lòng của người bệnh thành khảo sát sự không hài lòng và nguyên nhân để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả và sớm nhất.
TS.Dương Huy Lương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết sau hơn 10 năm áp dụng bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, diện mạo của nhiều bệnh viện đã thay đổi rõ rệt, được Chính phủ và nhân dân công nhận và ủng hộ.
Điều này được thể hiện qua việc Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 thông qua ngày 9/1/2023, quy định về việc xây dựng Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện và hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản và Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện nâng cao.
Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản sẽ được dự thảo dựa trên các tiêu chí từ mức 1 đến mức 3, trong khi Bộ Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện nâng cao sẽ dự thảo các tiêu chí từ mức 4 (tiệm cận với bệnh viện quốc tế trong khu vực châu Á) và mức 5 (tiệm cận với bệnh viện quốc tế trên thế giới).
Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhấn mạnh rằng tất cả các bệnh viện trên toàn quốc sẽ phải hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện cơ bản để duy trì hoạt động. Cục cũng sẽ công bố danh sách các bệnh viện đạt tiêu chuẩn cơ bản để người dân có thể lựa chọn nơi khám chữa bệnh đạt chuẩn quốc gia.
-
Tin mới y tế ngày 15/4: Tiếp tục ghi nhận ca bệnh liên cầu khuẩn nguy kịch -
Việt Nam chính thức thanh toán một căn bệnh nguy hiểm về mắt -
Thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh được gia hạn đăng ký lưu hành -
Tin mới y tế ngày 14/4: Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh -
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi -
Hà Nội thông tin về ca bệnh viêm não mô cầu đầu tiên trong năm -
Giải pháp nào cho tình trạng kháng thuốc?
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí