-
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn giúp vợ chồng anh Giàng A Sáu xếp gọn tiền trước khi gửi tiết kiệm |
Tổ giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn bố trí một bàn, một máy, một cán bộ phục vụ A Sáu đếm tiền. A Sáu đặt tải tiền xuống sàn nhà, chỉnh lại khẩu trang rồi xếp từng cục tiền lên bàn, anh nói: “Cán bộ cho mình gửi 4 tỷ đồng nhé, vừa bán đồi quế”. Mọi ánh mắt ngưỡng mộ hướng về vợ chồng A Sáu.
Cây quế được trồng ở xã An Lương khá sớm. Tiếng Mông, cây quế gọi là “kỷ phì” và nó không chỉ là cây thuốc, mà còn là cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Thân, cành, lá, vỏ đều bán được giá cao. Còn gốc, rễ của nó vì khó đào quá, chứ nếu đào được thì người ta cũng thu mua.
Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, cụ Đặng Văn Thông ở thôn Tặng Chan chặt bán 7 cây quế để mua chiếc xe máy Dream với giá trên 30 triệu đồng. Câu chuyện như truyền thuyết ấy, đến bây giờ vẫn được người trong làng, ngoài xã kể cho nhau nghe như một động lực thúc đẩy phong trào trồng quế. Để đến hôm nay, núi đồi An Lương sắp phủ kín màu xanh của quế khi toàn xã đã có hơn 1.700 ha quế. Trong đó, tập trung nhiều tại các thôn Sài Lương 1, Sài Lương 2, Sài Lương 3, Khe Chầu...
Theo Phó chủ tịch UBND xã An Lương, ông Lộc Văn Đoàn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích quế đạt 2.200 ha. Hiện, giá quế sơ chế đạt gần 100.000 đồng/kg; lá quế được thu mua từ 1.500 đến 1.600 đồng/kg; thân quế có chu vi từ 30 cm trở lên cũng được thu mua hết, nên diện tích quế sẽ tăng rất nhanh và mục tiêu Nghị quyết đề ra chắc chắn sẽ đạt sớm, giúp An Lương trở thành "thủ phủ” quế chẳng kém gì những xã Đại Sơn, Viễn Sơn... ở huyện Văn Yên.
Trở lại với câu chuyện của Giàng A Sáu, có lẽ anh không phải là người có diện tích quế lớn nhất xã An Lương, vì theo cán bộ xã cho biết, rất nhiều hộ có tới vài chục héc-ta, nhưng Giàng A Sáu có sự khác biệt. Những năm 90 của thế kỷ trước, A Sáu thường xuyên bỏ làng, bỏ bản để đi tìm mảnh đất khác vì quê anh không có ruộng, không có đường, không có điện và nguồn nước cũng khá hiếm. Nhưng sau này, anh thấy không đâu bình yên bằng chính quê hương của mình. Nghĩ được vậy, anh đã yên tâm ở lại quê hương, tìm đến khe nước làm nhà để ổn định cuộc sống. Không phá rừng thì còn nước, muốn nước đủ quanh năm thì trồng nhiều rừng. Nghĩ là làm, rừng quế của anh cứ tăng dần, tăng dần, từ quanh nhà, quanh vườn, lan lên đồi, lên núi.
Với Giàng A Sáu, cây quế là cây lâu năm, cây càng to càng có giá trị, vì thế phải có giải pháp để lo cái trước mắt. Và giải pháp của Giàng A Sáu chính là 3 năm đầu tiên anh trồng lúa, ngô, khoai, sắn vào nương quế để đỡ phải làm cỏ, hạn chế mưa lũ làm xói mòn đất màu và trồng xen lẫn cây màu còn giúp cây quế vươn cao hơn nhờ kích thích phát triển để tranh chấp ánh sáng và giữ ẩm cho đất.
Bài toán lấy ngắn nuôi dài được Giàng A Sáu giải một cách đơn giản như vậy. Niên vụ 2019, Giàng A Sáu bán đồi quế được 3 tỷ đồng và có lẽ đây là món tiền bán quế lớn nhất không chỉ ở An Lương mà cả huyện Văn Chấn. Đầu tháng 6/2021, thương lái năn nỉ mua một đồi quế khác của A Sáu và anh đã đồng ý bán với giá 4 tỷ đồng - phá luôn kỷ lục thu nhập từ bàn tay gieo trồng ở vùng quê Văn Chấn của chính mình. Toàn bộ số tiền này, anh đem gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn và thiết lập luôn kỷ lục người có số tiền gửi cao nhất ở NHCSXH trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thời gian ở An Lương, chúng tôi cảm nhận được ước muốn của đồng bào các dân tộc nơi đây, đó là có đường, có điện. Nếu điện lưới quốc gia về bản thì nhiều nhà sẽ có các phương tiện nghe nhìn, sẽ áp dụng máy móc vào sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo sẽ giảm rất nhanh. Có đường, bà con không phải mua vật tư, thiết bị với giá cao, nhất là xi măng, sắt thép, gạch ngói để xây nhà…
Và Dự án đường Nghĩa Lộ - Mậu A đi qua xã An Lương đang tích cực triển khai; công nhân điện lực đang dựng cột, kéo dây để mở rộng khu vực dân cư An Lương được sử dụng điện. Vậy là, ước mong của người Mông, người Dao, người Tày ở An Lương sẽ sớm trở thành hiện thực.
-
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ