-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
Tọa đàm "Thị trường chứng khoán Việt Nam: Động lực mới, cơ hội mới" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 23/7/2024 |
Đánh giá tích cực từ các nhà đầu tư quốc tế về nỗ lực nâng hạng
Chia sẻ tại Tọa đàm "Thị trường chứng khoán Việt Nam: Động lực mới, cơ hội mới" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 23/7/2024, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, các công tác chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường đang được triển khai rất rốt ráo. Thời gian qua, các bên tích cực xây dựng giải pháp, chuẩn bị nhân lực và tài chính cho các giải pháp nâng hạng.
Tại Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, thị trường chứng khoán Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức đăng tải Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại 4 thông tư, tập trung vào giải pháp để nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không cần có đủ 100% tiền trên tài khoản (Pre-funding) và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng.
Các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn dự kiến sẽ công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 01/01/2025 và tiếp tục mở rộng công bố thông tin bất thường một năm sau. Thông tin sở hữu nước ngoài cũng sẽ công bố công khai trên website VSDC bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước đang tích cực triển khai giải pháp tháo gỡ thủ tục hành chính trong hoạt động mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng như rà soát và công bố đầy đủ thông tin danh mục ngành nghề.
“Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi nhận được đánh giá tích cực từ nhà đầu tư có đầu tư vào Việt Nam và các nhà đầu tư quốc tế lớn. Các nội dung chính nhận được sự đồng thuận. Các vấn đề trao đổi thêm chủ yếu liên quan đến tính kỹ thuật, mối quan hệ giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký. Các bên cũng đang tích cực tháo gỡ vấn đề này”, ông Hải cho biết.
Chặng đường 24 năm lan tỏa tinh thần kinh doanh công bằng và minh bạch
Nhìn lại chặng đường 24 năm đã qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự trưởng thành vượt bậc của thị trường được thể hiện ở nhiều con số. Từ 2 cổ phiếu ban đầu, hiện sàn chứng khoán đã có 1800 cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường.
Theo ông Hải, dù thời gian hình thành và phát triển chỉ bằng 1/4 quãng thời gian của các thị trường xung quanh như Phillipines, Thái Lan, quy mô vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đạt gần 70% GDP; tương đương 300 tỷ USD, đứng 30-35 trên thị trường thế giới. Xét về thanh khoản, với giá trị giao dịch quanh gần 1 tỷ USD chưa tính đến thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, có thể tự tin nói rằng thị trường cổ phiếu Việt Nam là một trong những thị trường sôi động nhất Đông Nam Á.
Cũng theo đại diện UBCKNN, thị trường chứng khoán 24 năm qua đã tạo giá trị lớn cho nền kinh tế như việc hỗ trợ mạnh mẽ công tác cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Một nửa trong khoảng 1.800 tổ chức niêm yết hiện nay là doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa với nhiều doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển hơn so với trước khi lên sàn.
Cùng đó, các tập đoàn tư nhân đang niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng phát triển nhờ thị trường. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn góp ban đầu và vốn vay ngân hàng, Việt Nam khó có tập đoàn kinh tế lớn, đứng top 500 trong khu vực Đông Nam Á như hiện nay.
Ý nghĩa lớn hơn, theo ông Hải, thị trường chứng khoán cũng là nơi lan tỏa tinh thần kinh doanh công bằng và minh bạch. Với sự khuyến khích từ các chính sách, thị trường này cũng đang tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trách nhiệm với xã hội thông qua thực hiện tiêu chuẩn ESG, đóng góp sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Đối với mục tiêu đặt ra cho thị trường chứng khoán vào năm 2025, ông Hải cho biết thực tế đã có một số tiêu chí gần đạt được như tỷ lệ vốn hóa trên GDP, tổng số lượng nhà đầu tư tính trên tổng dân số. Dù tỷ lệ vốn hoá trên GDP giảm so với giai đoạn năm 2020-2021, con số tuyệt đối về vốn hoá thị trường vẫn tăng rất mạnh.
“Khi đặt ra các mục tiêu trong Chiến lược, chúng tôi đã khá tham vọng. Mục tiêu này không dễ đạt được. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, các mục tiêu đề ra sẽ khó lòng đạt được nếu không có sự cố gắng của tất cả thành viên thị trường”, đại diện UBCKNN nhấn mạnh. Với các chính sách đang thực hiện rà soát quy định pháp lý để việc tham gia thị trường ngày càng thuận lợi với doanh nghiệp và nhà đầu tư, UBCKNN có niềm tin vững chắc có thể hoàn thành được mục tiêu.
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"