
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Dịch vụ Uber đang thu hút khách hàng, nhất là ở thị trường TP.HCM |
Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế số, khung pháp lý hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ. Cụ thể trong lĩnh vực Giao thông Vận tải, việc áp dụng công nghệ mới cũng đặt ra nhu cầu cho những điều chỉnh phù hợp trong khung pháp lý hiện hành áp dụng cho những Dịch vụ mạng lưới vận tải (gọi tắt là TNS) có nền tảng dựa trên CNTT như Uber.
Theo Uber, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, hay Philippines, đã xây dựng khung pháp lý mới quy định việc quản lý vận hành của các TNS cho thấy quyết tâm của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc hợp tác hướng tới mục tiêu chung là đem lại quyền lợi tốt nhất cho người dân, cụ thể là các hành khách đi xe và tài xế.
Tại Việt Nam, dịch vụ mạng lưới vận tải có nền tảng dựa trên CNTT khá phổ biến khoảng một vài năm trở lại đây. Có thể nhận thấy rõ điều này thông qua mức độ phổ biến của các thương hiệu như Uber, GrabTaxi hay Easy Taxi… đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý chính thức để quản lý hoạt động của loại mô hình doanh nghiệp mới mẻ này, việc triển khai các dịch vụ trên gặp không ít những khó khăn và trở ngại từ phía cơ quan quản lý cũng như sự dè chừng từ những hãng taxi truyền thống và gây ra những ồn ào trong thời gian qua.
Đề xuất của Uber về chương trình thí điểm nhằm bổ sung khung pháp lý mới cho dịch vụ mạng lưới vận tải tại Việt Nam, dự kiến kéo dài hơn 36 tháng. Trong đó, có một số nội dung chính.
Thứ nhất, một nghiên cứu tổng quát về những ứng dụng của TNS trong và ngoài nước, bao gồm cả những nghiên cứu tại các nước đã thành công trong việc phát triển quy định mới cho TNS.
Thứ hai, tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ cho việc cập nhật khung pháp lý cho TNS, bao gồm việc xem xét và chỉnh sửa các điều luật hiện hành, cũng như soạn thảo những quy định mới cho TNS.
Thứ ba , thử nghiệm các quy định mới
Thứ tư, đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber tại Việt Nam cho hay, Uber mong muốn có cơ hội và cam kết hợp tác chặt chẽ cùng Chính phủ trong các dự án hợp tác công-tư có tính chất đột phá như đề xuất trên. Mới đây, Uber cũng đã triển khai chương trình hợp tác chiến lược với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia trong chiến dịch nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tại Việt Nam.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort