
-
Ông Nguyễn Chí Toàn, Giám đốc Marketing VSIP Group: Phải đi chung với nhau để phát triển
-
Tổng giám đốc điều hành Amata Vietnam: KCN phải đủ lớn mới tối ưu được giá trị
-
Sắp hết thời “thả rông” các tuyến cao tốc
-
Chính thức “bật đèn xanh” cho Vingroup - Techcombank nghiên cứu cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
Giảm tối đa thủ tục hành chính, thủ tục quy hoạch khu công nghiệp -
Ông Peter Nguyễn, Đồng sáng lập Thuocsi.vn: Đại dịch tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Độc giả Đỗ Nhung (Hà Nội) đặt câu hỏi như sau: Đơn vị tôi đang trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu thì phát hiện ra hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu A đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng có dấu hiệu cắt dán, gian lận, mặc dù đã có công chứng.
Đơn vị tôi đã làm văn bản để yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ và mang hợp đồng, biên bản nghiệm thu gốc để đối chiếu nhưng nhà thầu trả lời đang chuyển văn phòng nên không thể cung cấp được hồ sơ và yêu cầu bên mời thầu tiếp tục đánh giá theo hồ sơ nhà thầu đã nộp.
Tôi muốn hỏi, đơn vị bà tiếp tục đánh giá hồ sơ của nhà thầu hay có thể loại nhà thầu từ bước này?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Theo hướng dẫn tại Mục 17 chương I Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu.
Đối với vấn đề của bà Nhung, việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo đó, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc hợp đồng tương tự để xác minh, làm rõ hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư của các hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu để xác minh tính trung thực trong việc kê khai thông tin về hợp đồng tương tự.
Trường hợp bên mời thầu có bằng chứng cho thấy nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

-
Chính thức “bật đèn xanh” cho Vingroup - Techcombank nghiên cứu cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
Giảm tối đa thủ tục hành chính, thủ tục quy hoạch khu công nghiệp -
Ông Peter Nguyễn, Đồng sáng lập Thuocsi.vn: Đại dịch tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng -
Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C: Việt Nam cần tạo sự khác biệt trong thu hút FDI -
Phó Chủ tịch Warburg Pincus: Việt Nam đang làm rất tốt để thu hút FDI -
Làm rõ việc cân đối nguồn vốn để thông tuyến đường Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Trần Duy Đông: Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop
-
B2bmart bật mí chương trình Flash Sale khủng đến 49%
-
Mời thầu thi công phần thô, hoàn thiện mặt ngoài dự án Kim Chung - Di Trạch (lần 5)
-
FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
-
Thị trường biến động, kênh đầu tư nào chiếm thế ưu?