-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
WB nhận định "Mây đen phủ lên kinh tế toàn cầu, song mặt trời vẫn chiếu sáng ở Việt Nam". |
Điểm yếu của nền kinh tế
Năm 2019 kết thúc với một nhận định có cánh về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB): “Mây đen phủ lên kinh tế toàn cầu, song mặt trời vẫn chiếu sáng ở Việt Nam”. Những con số kinh tế ấn tượng có thể kể đến như tăng trưởng GDP 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra cũng như dự đoán của các tổ chức quốc tế, trong khi lạm phát chỉ là 2,79%. Dòng vốn thương mại và đầu tư cũng cho thấy những số liệu khả quan: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ước tính 38 tỷ USD, thực hiện khoảng 20,4 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD; kiều hối ước tính 16,7 tỷ USD và kết quả là cán cân thanh toán thặng dư, thể hiện ở dự trữ ngoại hối tăng 20 tỷ USD (số liệu của Tổng cục Thống kê).
Với một nền kinh tế như vậy, dường như không có gì để lo lắng khi bước vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại, vẫn còn đó một điểm yếu rõ ràng của nền kinh tế: sự phụ thuộc vào khối ngoại và sự biến mất của các thương hiệu Việt.
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng 23/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu để một doanh nghiệp hay thương hiệu lớn làm ăn chính đáng của Việt Nam biến mất, đó không chỉ là thất bại của riêng doanh nghiệp, mà còn là thất bại của cả Chính phủ, chính quyền địa phương và tất cả mọi người trong tiến trình cạnh tranh, hội nhập toàn cầu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2019. |
Dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào Việt Nam tạo ra tăng trưởng kinh tế và việc làm. Nhưng đi kèm với đó là những hiệu ứng phụ. Đầu tháng 7/2019, Big C thông báo tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp nội địa. Tiếp theo đó, hàng loạt nhãn hàng Việt phải rút ra khỏi hệ thống bán lẻ này, nhường chỗ cho các nhà phân phối ngoại.
Đây là một tín hiệu cho thấy, việc phụ thuộc vào khối ngoại trong vận hành nền kinh tế tạo ra những rủi ro và tính thiếu bền vững của những con số tăng trưởng rực rỡ. Kết hợp con số này với số nợ nước ngoài phải trả ở quanh mức 45% đến trên 50% (tùy theo chỉ tiêu nợ chính phủ, quốc gia hay nợ công) của Việt Nam, có thể thấy, nền kinh tế vẫn đang vận hành dựa trên sự hỗ trợ chủ yếu từ vốn ngoại và doanh nghiệp ngoại.
Một con số ít được chú ý trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là thu nhập đầu tư - khoản mục chi. Con số này thường bao hàm các khoản thu nhập mà các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chuyển về quốc gia của họ. Theo số liệu trên trang web của Ngân hàng Nhà nước, con số này trong quý III/2019 là 4,1 tỷ USD, xấp xỉ số vốn FDI ròng 3,96 tỷ USD trong quý III/2019. Theo số liệu cán cân thanh toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổng số thu nhập đầu tư - khoản mục chi ra khỏi Việt Nam trong năm 2018 là 17,4 tỷ USD, tăng hơn 11 lần so với năm 2005.
Điều này hàm ý là các khoản trả nợ và khoản tiền các công ty nước ngoài đã chuyển trả về nước họ dưới các dạng trả bản quyền, cổ tức, phí nhượng quyền, thụ hưởng lợi ích thương mại... là khổng lồ, mặc dù họ cũng đem khoảng chừng đó tiền vào nước ta. Đây cũng là điều bình thường vì họ đem tiền vào đầu tư thì tất nhiên họ cũng muốn sinh lãi và đem tiền về.
Những con số và sự kiện trên chỉ ra một vấn đề: phụ thuộc vào vốn ngoại và doanh nghiệp ngoại thì Việt Nam không thật sự thu được thành quả gì lâu dài. Những con số tăng trưởng 7% thậm chí hơn nữa, những khoản đầu tư hàng chục tỷ USD cũng sẽ không đem lại nhiều tích lũy nguồn lực cho Việt Nam, mà chỉ giúp người ta tích lũy nhiều hơn. Việt Nam sẽ mãi chỉ là một nền đất cho thuê chỗ để người nước ngoài đến lắp ráp, xuất khẩu, kiếm tiền và sớm muộn sẽ ra đi.
Tự đứng trên đôi chân của mình
Viễn cảnh trên sẽ không còn xa, nếu chúng ta không dám đẩy mạnh ước mơ về một nền kinh tế với những sản phẩm và thương hiệu do người Việt Nam làm chủ về cả công nghệ lẫn sản xuất.
Muốn làm được như vậy, cần có một cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy và đảm bảo doanh nghiệp được làm ăn chân chính và minh bạch, không sợ bất kỳ một trở ngại nào cản đường. Cơ quan chức năng phải hỗ trợ kiến tạo, chứ không phải cản đường doanh nghiệp, đó mới là tinh thần của Nhà nước kiến tạo, của cơ chế sandbox mà người ta nói tới. Ở đó, nền kinh tế và doanh nghiệp phải lớn mạnh, còn cơ quan quản lý phải thu hẹp tầm ảnh hưởng của mình. Xã hội lớn và chính phủ nhỏ là điều mà nhiều nền kinh tế hướng về thị trường tự do trên thế giới mơ ước.
Nhưng cơ chế mới chỉ là một phần của mơ ước đó, nói cách khác là tầng phần mềm của nền kinh tế. Ngoài cơ chế, còn cần có cơ sở hạ tầng, phần cứng của nền kinh tế. Đi dọc đất nước, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh Tây Nam bộ, có thể cảm nhận rõ ràng sự quá tải của cơ sở hạ tầng từ sân bay, đường bộ đến nước sạch, để đáp ứng cho một tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam, nhất là sau khi chúng ta nhận được một lượng lớn vốn FDI cho nhiều năm, cũng như đón một lượng lớn du khách quốc tế.
Nghịch lý là ở chỗ, khi chúng ta đang cần đầu tư hạ tầng như vậy, ở chiều chi ngân sách cho phát triển, năm 2019 tiếp tục chứng kiến sự chững lại đáng lo ngại. Trong 1.316,4 ngàn tỷ đồng chi ngân sách (80,6% dự toán năm), chi thường xuyên đạt 927,9 ngàn tỷ đồng (92,8% dự toán), còn chi đầu tư phát triển chỉ có 246,7 ngàn tỷ đồng (57,5% dự toán).
Sự thiếu hụt của nguồn vốn cũng như những nút thắt của cơ chế sẽ là thứ có thể hạn chế doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Và như thế, ước mơ nào cũng chỉ là mơ ước và chúng ta vẫn phải sống dựa vào người khổng lồ nước ngoài, chứ không thể thật sự tự đứng trên đôi chân của mình.
Thế nên, từ năm 2020, phải chăng, chúng ta nên đặt ra mục tiêu rất đơn giản, nhưng cũng là một ước mơ rất đáng tự hào của nhiều nước: đứng vững trên đôi chân của chính mình, chứ không phải dựa chủ yếu vào vốn ngoại trong phát triển kinh tế.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024