
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
-
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải
-
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện Dự án phải bảo đảm công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, đặc biệt là việc lựa chọn nhà đầu tư. |
Theo thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về kết luận cuộc họp của Thủ tướng đối với phương án đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, người đứng đầu Chính phủ đã thống nhất Phương án 1 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 275/BGTVT-ĐTCT ngày 22/5/2017 và ý kiến kiến nghị của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Cụ thể, do Dự án có quy mô rất lớn nên không khả thi để kêu gọi đầu tư một lúc toàn bộ dự án; ngoài ra, tiến độ đầu tư từng đoạn tuyến là khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu vận tải nên trong văn bản số 275, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị chia Dự án thành 20 dự án thành phần (vận hành độc lập để đầu tư với các hình thức khác nhau theo nguyên tắc: các dự án hoàn thành có thể đưa vào khai thác độc lập, kết nối được với hệ thống; quy mô dự án không quá lớn để có thể kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP; điều kiện đặc thù của từng dự án thành phần (điều kiện hiện trạng, nhu cầu vận tải...); phù hợp với nhu cầu vận tải từng đoạn.
Riêng công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị tách thành các dự án thành phần theo địa phận các tỉnh/thành phố và giao cho các tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở phương án cân đối nguồn vốn Nhà nước cho Dự án 55.000 tỷ đồng (15.000 tỷ đồng còn lại để đầu tư các dự án giao thông quan trọng, cấp bách khác), căn cứ nhu cầu vận tải để đảm bảo hiệu quả đầu tư và tránh lãng phí, dự kiến phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 gồm nhóm dự án ưu tiên 1 (năm 2017 - 2020) là xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) và đoạn Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) với tổng chiều dài khoảng 632 km. Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên thành quy mô 4 làn xe cao tốc, tổng chiều dài khoảng 81 km.
Chiều dài đầu tư và giải phóng mặt bằng cho nhóm ưu tiên 1 khoảng 713 km, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 130.216 tỷ đồng.
Dự kiến, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 26/2016/QH14; nguồn vốn nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu và vốn vay) khoảng 63.716 tỷ đồng; Nguồn vốn đã được cân đối khoảng 11.500 tỷ đồng của dự án La Sơn - Túy Loan đang đầu tư theo hợp đồng BT.
Các dự án ưu tiên 2 (năm 2021 - 2025) sẽ đầu tư các đoạn còn lại để nối thông Dự án, bao gồm đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang (Khánh Hòa). Chiều dài đầu tư và giải phóng mặt bằng khoảng 659 km; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 113.096 tỷ đồng.
Nguồn vốn Nhà nước khoảng 56.955 tỷ đồng, dự kiến cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2021 – 2025; Nguồn vốn nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu và vốn vay) khoảng 56.141 tỷ đồng.
Đối với giai đoạn 2 (năm 2025), Bộ Giao thông vận tải sẽ mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỷ đồng; căn cứ vào nhu cầu vận tải sẽ quyết định cụ thể thời điểm đầu tư, phương án đầu tư và nguồn vốn.
Về dự kiến tiến độ thực hiện, đối với các đoạn ưu tiên 1 (dài 713 km), các cơ quan liên quan sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 – 2018; thực hiện đầu tư từ năm 2018 và hoàn thành năm 2020; các đoạn ưu tiên 2 (659 km): Chuẩn bị đầu tư từ năm 2019 – 2021; Thực hiện đầu tư từ năm 2022 và hoàn thành năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải khẳng định, hành lang kinh tế Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM đi qua địa phận của 20 tỉnh và thành phố. vì vậy cần ưu tiên đầu tư, tạo động lực cho hành lang này, đặc biệt là yêu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại.
Theo tính toán, Dự án sẽ tác độc đến 45% dân số, đóng góp 52% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), ảnh hưởng đến 75% các cảng biển và 67% các khu kinh tế của cả nước. Đến năm 2020, hành lang kinh tế Bắc - Nam càng trở nên quan trọng, đóng góp tỷ trọng GDP rất lớn cho đất nướ
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai -
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A -
Sức bật cho đầu tư tại Việt Nam -
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp -
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”