-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Một làn thu phí tự động không dừng do VETC vận hành tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ |
Vừa chạy vừa xếp hàng
Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 682/KL-TTr đối với Dự án Thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc giai đoạn I áp dụng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo hình thức hợp đồng (xây dựng - sở hữu - vận hành - BOO) (Dự án BOO1) và Dự án Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng, giai đoạn II theo hình thức hợp đồng BOO (Dự án BOO2).
Tại Kết luận thanh tra số 682/KL-TTr, Thanh tra Bộ GTVT cho biết, đoàn thanh tra không kiểm tra hiện trường; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhập khẩu thiết bị; không đối chiếu thiết bị thực tế mà nhà đầu tư lắp đặt so với hồ sơ đơn vị cung cấp cho đoàn thanh tra.
Mặc dù vậy, với 46 trang A4, đây vẫn là bản kết luận thanh tra chi tiết, phản ánh tương đối đầy đủ quá trình triển khai 2 dự án thu phí đường bộ tự động không dừng kể từ khâu lập dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư đến quá trình vận hành thu phí.
Được biết, Dự án BOO1 được Bộ GTVT phê duyệt đề xuất dự án vào tháng 6/2014, với tổng mức đầu tư 1.466 tỷ đồng. Sau 2 lần điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, Dự án BOO1 có tổng mức đầu tư là 1.905 tỷ đồng. Dự án do nhà đầu tư đề xuất, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Tại Dự án BOO1, Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ GTVT và nhà đầu tư (Liên danh Công ty cổ phần TASCO - Công ty cổ phần VETC), doanh nghiệp dự án (Công ty TNHH Thu phí tự động không dừng VETC) đã ký Hợp đồng số 09/HĐ.BOO-BGTVT ngày 13/7/2016 theo hình thức BOO.
Trong quá trình triển khai, các bên đã ký 5 phụ lục hợp đồng với phạm vi triển khai sau điều chỉnh là 50 trạm thu phí không dừng, thời gian hoàn vốn là 20 năm.
Dự án BOO2 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nay là Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dự án được Bộ GTVT phê duyệt đề xuất dự án vào tháng 6/2016, với tổng mức đầu tư 2.122 tỷ đồng.
Sau một lần điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, Dự án BOO2 có tổng mức đầu tư 1.233 tỷ đồng; phạm vi triển khai là 33 trạm thu phí không dừng (thực tế có 8 trạm không hoặc chưa triển khai do sắp hết thời gian thu phí), thời gian hoàn vốn dự kiến là 26 năm.
Tại Dự án này, Bộ GTVT và nhà đầu tư (Liên danh Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel - Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ hạ tầng Vietinf - Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong), doanh nghiệp dự án (Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam VDTC) đã ký Hợp đồng số 46/HĐ.BOO-TCĐBVN theo hình thức BOO.
Cần phải nói thêm, cả 2 dự án thu phí đường bộ điện tử không dừng được triển khai trong bối cảnh hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chưa có tiền lệ theo cách “vừa chạy vừa xếp hàng”, nên không tránh được những sai sót, bất cập ở hầu hết các khâu, các giai đoạn triển khai, cần được nhận diện và có phương án chỉnh sửa, rút kinh nghiệm để phát huy hiệu quả đầu tư.
Sai sót đáng kể đầu tiên được Thanh tra Bộ GTVT phát hiện tại Dự án BOO1 và Dự án BOO2 liên quan đến công tác lựa chọn nhà đầu tư. Cụ thể, tại Dự án BOO1, Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, Báo cáo tài chính của VETC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam lập ngày 28/1/2016 có tiêu chí vốn chủ sở hữu không nhất quán (có bảng ghi ngày 30/9/2015, có bảng ghi ngày 15/1/2016), nhưng tổ chuyên gia chấm thầu không yêu cầu làm rõ, mà vẫn chấm đạt về năng lực tài chính.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Dự án BOO1 đã hết hạn từ ngày 31/12/2016, nhưng đến tận ngày 18/12/2020, nhà đầu tư mới tiếp tục gia hạn thời gian bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị tương đương phần khối lượng công việc còn lại (bảo lãnh giá trị khoảng 5 tỷ đồng).
Theo Thanh tra Bộ GTVT, Dự án BOO1 đến hết năm 2020 mới hoàn thành, nên việc tính lãi suất đối với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2020 (với giá trị là 31,536 tỷ đồng) là chưa phù hợp, do theo quy định, thời gian xây dựng không được tính lãi. Bên cạnh đó, phương án tài chính tại Dự án BOO1 còn tính thiếu một số khoản doanh thu như tổng đài 1900, phí Napass...
Tại Dự án BOO2, Cục Đường bộ Việt Nam đã phê duyệt điều chỉnh kết quả sơ tuyển nhà đầu tư, trong đó giảm 1 nhà đầu tư khỏi danh sách ngắn (Liên danh Vietinf - Vietinbank Capital - Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ viễn thông Việt Vương VVT - DTS), bổ sung Vietinf và VVT (là 2 thành viên trong danh sách ngắn) vào nhà đầu tư liên danh Viettel - Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong.
Trong khi đó, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/2/2015 về đầu tư theo phương thức PPP chỉ quy định cho phép liên danh hoặc bổ sung thành viên của liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn.
Hợp đồng Dự án BOO2 đã quy định về các nguồn thu khác sẽ được bổ sung vào phương án tài chính trong quá trình rà soát, cập nhật phương án tài chính. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ GTVT cho biết, phương án tài chính Dự án BOO2 chưa tính khoản thu nhập khác của doanh nghiệp dự án như: doanh thu tài chính, doanh thu dán thẻ, doanh thu SMS. Trong đó, doanh thu người sử dụng phương tiện thanh toán tiền dán thẻ (từ năm 2022 không miễn phí dán thẻ), tương ứng chi phí mua và dán thẻ vào khoảng 389 tỷ đồng.
Bất cập xử lý lãi phát sinh tài khoản khách hàng
Liên quan đến việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng BOO, Thanh tra Bộ GTVT ghi nhận, vẫn còn tình trạng chưa thực hiện tròn các nghĩa vụ của nhà đầu tư, đặc biệt là về tình trạng góp vốn chủ sở hữu không đủ, không đúng thời điểm tại Dự án BOO1.
Liên quan đến công tác quản lý, khai thác hệ thống thu phí tự động không dừng tại Dự án BOO1 và Dự án BOO2, Thanh tra Bộ GTVT ghi nhận, 2 doanh nghiệp dự án là VETC và VDTC đã thực hiện giám sát, bố trí trực sự cố 24/7; hoàn thành việc xây dựng và triển khai quy trình quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thu phí.
Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành tại 2 dự án, vẫn còn xảy ra một số lỗi gồm: nhóm lỗi do thiết bị Front - End tại trạm; nhóm lỗi do hệ thống Back - End; lỗi do công tác dán thẻ, khai báo, cập nhật thông tin phương tiện lên hệ thống Back - End của nhà đầu tư BOO; lỗi kết nối liên thông 2 hệ thống Back - End của nhà đầu tư BOO1 và BOO2 (xe dán thẻ của nhà đầu tư BOO1 đi qua trạm thu phí của nhà đầu tư BOO2 bị lỗi giao dịch và ngược lại).
Trước đó, tháng 8/2022, Bộ GTVT đã có công văn gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, VDTC, VETC yêu cầu xử lý tồn tại, bất cập trong công tác dán thẻ định danh hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Theo đó, Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì kiểm tra, làm việc với VDTC, VETC để xử lý dứt điểm tình trạng phương tiện bị tự động đăng ký sử dụng dịch vụ, đấu nối, dán chồng thẻ giữa 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng; có chế tài xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, quy định hợp đồng.
“VDTC và VETC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra sự cố và tranh chấp pháp lý trong quá trình vận hành hệ thống; có giải pháp hỗ trợ chủ phương tiện có nhu cầu kích hoạt hoặc chuyển đổi tài khoản thu phí giữa các nhà cung cấp dịch vụ thu phí bảo đảm khả thi, thuận tiện cho chủ phương tiện”, Bộ GTVT nêu rõ.
Một hạn chế lớn khác trong quá trình triển khai 2 dự án thu phí đường bộ điện tử không dừng là việc kết nối tài khoản ngân hàng với tài khoản thu phí.
Theo Thanh tra Bộ GTVT, nhà đầu tư Dự án BOO1 và Dự án BOO2 đang triển khai nạp tiền vào tài khoản qua nhiều kênh: hệ thống ngân hàng, ví điện tử, nạp tiền mặt tại các đại lý, trung tâm đăng kiểm.
Việc liên kết tài khoản thu phí với một số tài khoản ví điện tử tuy mang lại lợi ích là khách hàng không cần nạp tiền vào tài khoản thu phí cũng có thể sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, nhưng do việc bị mất kết nối (không thường xuyên), nên khi giao dịch thu phí bị lỗi không trừ tiền được, hệ thống phải trừ tiền offline cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay, lượng tiền trên tài khoản thu phí của khách hàng khá lớn dẫn đến việc một số khách hàng thắc mắc về công tác quản lý, sử dụng số tiền lãi phát sinh, trong khi phía ngân hàng chưa có quy định về cơ chế cho việc sử dụng số tiền lãi phát sinh nhằm miễn nộp tiền vào tài khoản hoặc khuyến mãi cho người sử dụng dịch vụ thu phí không dừng nếu có.
Theo Thanh tra Bộ GTVT, để xảy ra các tồn tại, hạn chế nói trên thuộc trách nhiệm của Vụ Đối tác công tư, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (giai đoạn từ ngày 4/7/2016 đến ngày 13/7/2017); Vụ Tài chính; Ban Quản lý dự án 2; các nhà đầu tư Dự án BOO1, Dự án BOO2, VETC và VDTC.
“Lãnh đạo các đơn vị nói trên cần nghiêm khắc kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, chấn chỉnh không để các sai sót tương tự xảy ra trong thời gian tới”, ông Lê Văn Doãn, Phó chánh thanh tra Bộ GTVT yêu cầu.
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán