
-
Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới
-
Quốc hội có thể họp bất thường vào đầu năm 2024
-
Đề nghị những người được lấy phiếu tín nhiệm khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt trọng trách
-
Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
-
Cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng -
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
Trước sự chứng kiến của Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Phó thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Liên bang Nga, Công ty VABIOTECH - trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam và Tập đoàn SOVICO đã ký thoả thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Liên Bang Nga (RDIF) trong việc cung ứng, sản xuất vắc-xin Sputnik tại Việt Nam.
![]() |
Công ty VABIOTECH - trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam và Tập đoàn SOVICO đã ký thoả thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Liên Bang Nga (RDIF) trong việc cung ứng, sản xuất vắc-xin Sputnik tại Việt Nam |
Đây là thỏa thuận hợp tác giữa các bên nhằm phát triển hoạt động sản xuất vắc xin Sputnik phòng Covid-19 do Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya phát triển tại Việt Nam. Thỏa thuận cũng bao gồm mở rộng nguồn cung cấp vắc-xin Sputnik tại Việt Nam cũng như các quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận, hợp tác chuyển giao công nghệ, phương pháp phân tích và kiểm tra chất lượng…
VABIOTECH, một doanh nghiệp nhà nước của Bộ Y tế Việt Nam với sự đồng hành của tập đoàn SOVICO sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ cùng RDIF và Viện Gamaleya sản xuất vắc xin Sputnik mỗi năm tại Việt Nam, góp phần quan trọng vào kế hoạch tự chủ vắc xin phòng chống Covid-19 của Chính phủ Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH phát biểu: “Hơn 1 triệu liều vắc xin Sputnik V đã được chúng tôi sản xuất thành công ở bước đóng ống, đóng gói, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được Viện Gamaleya kiểm tra. VABIOTECH tin tưởng vắc xin Sputnik sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng trong kế hoạch tự chủ về vắc xin của Việt Nam với hiệu quả cao đặc biệt với các biến chủng mới của Covid như Delta và Omicron”.
Trước đó, 1,5 triệu liều vắc-xin Sputnik V đã được tiêm cho người dân 7 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Với những ưu điểm vượt trội từ công nghệ với khả năng chống lại biến thể Delta cao (trên 80%)..., vắc-xin Sputnik ngày càng nhận được sự chấp thuận ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, 71 quốc gia đã sử dụng vắc-xin Sputnik trong chiến dịch tiêm chủng toàn dân. Với biến chủng mới Omicron đang gây ra một làn sóng lo ngại mới trên toàn cầu, đội ngũ nghiên cứu, phát triển Sputnik cũng đang sản xuất vắc xin chống lại các biến chủng này và dự kiến sẽ có trong 45 ngày nữa, đến năm 2022 đã có thể tiến hành sản xuất rộng rãi.
Tại Việt Nam, vắc-xin Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép vào ngày 23 tháng 3 năm 2021. Ngày 21/7, VABIOTECH đã chính thức công bố việc sản xuất thử nghiệm vắc-xin Sputnik V tại Việt Nam.
Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được thực hiện nhằm nghiên cứu hoặc tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vắc xin thiết yếu và các loại sinh phẩm quan trọng phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã rất thành công trong việc tiếp thu chuyển giao công nghệ, triển khai từ các đề tài nghiên cứu và phát triển (R&D) đến các Dự án sản xuất thử nghiệm và triển khai sản xuất ở quy mô công nghệp, phục vụ thiết thực cuộc sống. Việt Nam là một trong 39 quốc gia trên thế giới đạt tiêu chuẩn khắt khe của WHO và được thế giới công nhận về chất lượng vắc xin.
Việc Việt Nam sản xuất thành công Sputnik là tiền đề quan trọng để nước ta có thể tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu, tiến tới trở thành trung tâm sản xuất vắc xin chống Covid-19 trong khu vực. Điều này rất có triển vọng khi Việt Nam có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất vắc xin. Việc có thể làm chủ phương thức sản xuất vắc xin phức tạp và năng lực sản xuất vắc xin với số lượng lớn giúp Việt Nam đảm bảo chủ động vắc xin cho người dân và còn có thể đóng góp vào việc giảm thiếu hụt toàn cầu và giúp vắc xin dễ tiếp cận hơn với các quốc gia kém phát triển.

-
Nhiều vấn đề nóng sẽ được chất vấn tại kỳ họp cuối năm của Quảng Ngãi -
Quốc hội có thể họp bất thường vào đầu năm 2024 -
Đề nghị những người được lấy phiếu tín nhiệm khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt trọng trách -
Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát -
Cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng -
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ -
Quốc hội “giục” trình cơ chế đặc thù cho ba chương trình mục tiêu quốc gia
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng