-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. |
Hai lần báo cáo, số lượng cấp phó đã giảm theo yêu cầu của Quốc hội vẫn chưa được Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề cập.
Báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn thuộc lĩnh vực nội vụ vừa được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa ủy quyền Thủ tướng ký gửi Quốc hội.
Tại Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã yêu cầu giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó và người giữ "hàm" lãnh đạo, quản lý.
Báo cáo nội dung này, nữ Bộ trưởng cho hay, căn cứ quy định của Chính phủ về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong tổ chức hành chính, sau khi sắp xếp tổ chức của các bộ, ngành sẽ phải thực hiện giảm theo lộ trình đối với 61 lãnh đạo cấp tổng cục (14 tổng cục trưởng và 47 phó tổng cục trưởng), 17 lãnh đạo cấp cục thuộc bộ, 63 lãnh đạo cấp vụ thuộc bộ, 404 lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc tổng cục. Đối với các tổ chức do sáp nhập, hợp nhất làm tăng số lượng cấp phó sẽ phải sắp xếp theo lộ trình quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.
Điều đáng nói ở đây là, tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023, thông tin cũng y nguyên, không có gì khác.
Khi đó, thẩm tra, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chỉ rõ, báo cáo của Chính phủ mới đưa ra các số liệu ước tính về số lượng cấp phó mà các cơ quan ở trung ương và địa phương phải cắt giảm trong thời gian tới, chưa có số liệu cụ thể về số lượng cấp phó đã giảm được trong thời gian từ khi ban hành Nghị quyết số 56 đến nay. Do đó, chưa có cơ sở để đánh giá về kết quả, hiệu quả của việc giảm số lượng lãnh đạo cấp phó theo yêu cầu của Nghị quyết số 56.
Bên cạnh vấn đề giảm số lượng lãnh đạo cấp phó, Nghị quyết 56 còn đặt ra yêu cầu giảm số lượng người giữ “hàm” lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, nội dung này không được đề cập trong báo cáo của Chính phủ, theo nhận xét của Thường trực cơ quan thẩm tra.
Tại báo cáo mới hoàn thành ngày 6/10 nói trên, Bộ trưởng Trà cũng không nêu số liệu cụ thể về số lượng cấp phó đã giảm được trong thời gian từ khi ban hành Nghị quyết số 56 đến nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng đã nói đến quy định bổ nhiệm “hàm”.
Cụ thể là, xuất phát từ đặc thù công việc tại một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, vì mục đích bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức khi được điều động về công tác tại các cơ quan ở Trung ương nên đã thực hiện việc bổ nhiệm chức danh “hàm” tại một số cơ quan trong giai đoạn vừa qua.
Báo cáo nêu, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó có yêu cầu: “Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm cấp hàm”, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án “Xây dựng tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với đội ngũ chuyên gia; tiêu chuẩn, chế độ trợ lý, thư ký các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước” để khắc phục việc bổ nhiệm chức danh “hàm” trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình Ban Bí thư ban hành Kết luận số 33-KL/TW ngày 01/4/2022 về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ giữ chức vụ hàm ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị kể từ ngày 01/4/2022.
Đồng thời, giao Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện chế độ chuyên gia cao cấp, chế độ, chính sách đối với cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu chiến lược trong các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội để trình Ban Bí thư xem xét.
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM