-
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ -
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
Tình trạng chèn quảng cáo cờ bạc, cá độ lên website giáo dục hoặc website cơ quan nhà nước vẫn đang diễn ra |
Sau hàng loạt cảnh báo phát ra tháng trước về hiện tượng các website giáo dục của Việt Nam với tên miền .edu.vn và website cơ quan nhà nước với tên miền .gov.vn bị chèn quảng cáo cờ bạc, cá độ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam NCS vừa khảo sát, đánh giá lại tình hình.
Kết quả cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2023, số lượng website giáo dục bị tấn công vẫn tăng 11% so với thống kê tháng 4/2023, với 190 website bị chèn mã độc hại. Trong khi ở khối các cơ quan nhà nước, số lượng website bị chèn mã độc giảm đáng kể (giảm hơn 50% so với thống kê tháng 4/2023), chỉ còn 76 website vẫn còn mã độc quảng cáo. Một số website có thể đã bị xâm nhập, nằm vùng nhưng chưa có biểu hiện ra bên ngoài sẽ không nằm trong thống kê này.
Mặc dù bộ từ khoá để định hướng tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization) được chèn trên các website là tiếng Việt, nhưng điểm mới xuất hiện là các website cờ bạc được chuyển hướng tới của chiến dịch tấn công này phần lớn có giao diện tiếng Anh, không có menu để chuyển sang giao diện tiếng Việt.
Việc hacker tấn công, chèn quảng cáo cờ bạc, cá độ không phải là mới và được cảnh báo rộng rãi, tuy nhiên kết quả rà soát lần này cho thấy, phản ứng ở các khối giáo dục và cơ quan nhà nước là tương đối khác nhau. Trong khi khối nhà nước khá tích cực và đã giảm được hơn 50% số website bị ảnh hưởng, thì khối giáo dục lại ngược lại, số lượng tăng nhẹ 11% so với cách đây hơn 1 tháng. Điều này phần nào phản ánh về thực trạng nhân sự chuyên trách về ATTT ở các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước có bộ phận IT chuyên trách nên khả năng xử lý, tháo gỡ mã độc tốt hơn, trong khi các cơ sở giáo dục hầu như không có bộ phận chuyên trách này nên tình trạng vẫn không được cải thiện nhiều sau khi được cảnh báo.
Theo phân tích của NCS, một số website có biểu hiện bị tấn công lại nhiều lần cho thấy cách các quản trị xử lý sự cố không thực sự triệt để, dẫn tới hệ thống vẫn còn chứa lỗ hổng và hacker có thể xâm nhập trở lại. NCS khuyến cáo quản trị cần rà soát tổng thể, từ thiết kế hạ tầng, cấu hình an ninh, quy trình vận hành đến mã nguồn của website, cập nhật đầy đủ các bản vá lỗ hổng, xây dựng các phương án giám sát 24/7 để phát hiện chủ động và kịp thời.
-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Điện mặt trời Lộc Ninh 3: Xây dựng trái phép vẫn được “cho qua” -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024