-
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan "tiếp lửa" đội tuyển Việt Nam -
Di sản văn hóa - động lực để Hải Phòng phát triển bền vững -
Có một Đảng bộ huyện xuất sắc ở Thái Bình -
Hà Nội sử dụng bản sao chứng thực điện tử trong dịch vụ công trực tuyến từ 2/1/2025 -
Gần 1 triệu khách đón năm mới 2025 tại các “điểm cầu” Vingroup -
TP.HCM chào năm 2025: Khởi đầu cho tương lai rạng rỡ
Kimono - Aodai Fashion Show do Tổ chức phi lợi nhuận Be - Japon phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức đã thành công vượt mong đợi |
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất
Cuối tuần qua, Kimono - Aodai Fashion Show - chương trình mở màn chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) đã dẫn lối khán giả tới mê cung xúc cảm nhờ sự hòa quyện tuyệt đỉnh giữa trang phục truyền thống của phụ nữ hai nước.
Chương trình do Tổ chức phi lợi nhuận Be - Japon phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức đã thành công vượt mong đợi. Giới mộ điệu thời trang không ngớt lời cảm thán khi được chiêm ngưỡng màn trình diễn 20 bộ kimono cùng 6 bộ áo dài cách tân, được may từ các chất liệu kimono xưa của nhà thiết kế thời trang Kobayashi Eiko, kết hợp với âm nhạc và nghệ thuật trang điểm đậm chất Nhật Bản.
Đây cũng là dịp hiếm có để công chúng được khám phá trang phục truyền thống Jùnihitoe có tuổi đời hàng ngàn năm, đang được Hoàng gia Nhật Bản lưu giữ. Jùnihitoe được coi là đại diện đỉnh cao của vẻ đẹp thời trang truyền thống Nhật Bản, trọng lượng lên tới 20 kg và là một trong những trang phục đắt nhất, cầu kỳ nhất của “xứ phù tang”.
- Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG
Nhà thiết kế Kobayashi Eiko cho biết: “Ngoài Jùnihitoe, show diễn đặc biệt này có những bộ kimono cổ được may từ cách đây hơn 100 năm. Tôi cũng đã dùng vải kimono cổ để may bộ sưu tập áo dài được trình diễn trên sân khấu. Đây là những tài sản vô cùng lớn và giá trị trong sự nghiệp của tôi”.
Chính tay thiết kế và may áo dài, bà Kobayashi Eiko cảm nhận sâu sắc điểm tương đồng giữa hai trang phục là đều sử dụng nhiều đường cắt may theo chiều dọc để làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Á Đông. Đồng thời, áo dài và kimono đều sử dụng kỹ thuật thêu tay giúp trang phục trở nên tinh tế và sang trọng hơn.
Đại diện nhà đồng tổ chức của sự kiện, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết: “Không có gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức cả hai bộ trang phục tuyệt đẹp, bộ kimono Nhật Bản và áo dài Việt Nam - những giá trị văn hóa mang tính biểu tượng của 2 đất nước, được thiết kế bởi một nghệ sĩ tài hoa và đầy tâm huyết như bà Kobayashi, trong một sự kiện đánh dấu cột mốc 50 năm của mối quan hệ hợp tác giữa hai đất nước và được tổ chức đúng tuần lễ 8/3, khi cả thế giới tôn vinh nữ giới”.
Chia sẻ về sự phát triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao qua các hoạt động văn hóa, ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định: “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay”.
Đại sứ cho biết, mối quan hệ tốt đẹp này được thể hiện qua những dẫn chứng cụ thể, như Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện có khoảng 500.000 người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản - tăng gấp 10 lần trong khoảng 9 năm qua, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Nhật Bản.
“Trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp rằng, quan hệ hai nước không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, mà sâu thẳm bên trong, yếu tố tạo nên nền tảng cho sự phát triển quan hệ hai nước hôm nay chính là sự đồng điệu, tương đồng, gần gũi về văn hóa của nhân dân hai nước. Đó là lý do chúng tôi tổ chức Kimono - Aodai Fashion Show đúng dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, với sự đồng hành của hai người phụ nữ tài giỏi là bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG và nhà thiết kế Kobayashi Eiko”, Đại sứ Yamada Takio chia sẻ.
Ông Yamada Takio bày tỏ hy vọng, sự kiện đặc biệt này sẽ giúp người xem có cơ hội tái khám phá những nét tương đồng trong trang phục truyền thống và quan niệm thẩm mỹ của hai nước, cũng như cảm nhận tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Bà Kobayashi Eiko đã dùng vải kimono cổ để may bộ sưu tập áo dài |
Mối quan hệ có “tiềm năng vô hạn”
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về văn hóa. Mối quan hệ này đang ngày càng phát triển và nâng lên một tầm cao mới. Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất, nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ hai, đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đầu tháng 2/2023, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, ông Nakajima Takeo khẳng định, Việt Nam là điểm đến đầu tư mà doanh nghiệp Nhật “không thể bỏ qua”. Tỷ lệ doanh nghiệp dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam năm 2022 là 59,5%, tăng 5,2 điểm phần trăm so với năm trước. 53,6% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ “cải thiện” hơn về triển vọng lợi nhuận năm 2023 so với 2022.
Theo ông Nakajima Takeo, một cuộc khảo sát khác của Jetro với các công ty mẹ ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng, mức độ hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam đứng thứ hai sau Mỹ, hơn cả Ấn Độ, Indonesia… Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng vào tiềm năng tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu.
Đại sứ Yamada Takio nhận định, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, với “tiềm năng vô hạn”, đang tiến tới thời kỳ đánh dấu bước phát triển vượt bậc. Đại sứ hy vọng, việc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản sẽ kiến tạo nền tảng cho quan hệ giữa hai nước phát triển vượt bậc hơn nữa hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng, cùng mang lại lợi ích cho nhau.
Ông Yamada Takio cho rằng, yếu tố quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là “sự thấu hiểu và đồng cảm giữa con người với con người”. Điều này thể hiện trong mọi lĩnh vực quan hệ giữa hai nước và ở mọi thế hệ, bao gồm thế hệ trẻ, như mối quan hệ tin cậy đặc biệt được vun đắp ở cấp lãnh đạo hai nước, hay việc mở rộng giao lưu trong cuộc sống hàng ngày từ ẩm thực và lối sống.
Đại sứ cho biết, dẫn dụ này cũng xuất hiện trong lịch sử lâu đời vượt xa 50 năm của Nhật Bản và Việt Nam. Chẳng hạn, vào thời kỳ thương mại Châu Ấn thuyền khoảng 400 năm về trước, có một câu chuyện tình yêu giữa thương nhân Araki Sotaro đến từ Nagasaki (Nhật Bản) và công chúa Ngọc Hoa của triều Nguyễn.
Trong thế giới phẳng ngày nay, Đại sứ Yamada Takio cho rằng, góp phần không nhỏ tạo nên mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Nhật Bản không thể không kể đến những cống hiến của các tập đoàn kinh tế tư nhân như Tập đoàn BRG. Đây là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam đang hợp tác với doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, như Tập đoàn Sumitomo và Sanrio, trong các lĩnh vực kinh tế, như chuỗi siêu thị bán lẻ FujiMart và Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.
Tập đoàn BRG cũng luôn đồng hành cùng Đại sứ quán Nhật Bản trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, kinh doanh cũng như văn hóa - xã hội tại Việt Nam, góp phần vun đắp mối quan hệ hợp tác bền chặt, sâu sắc và lâu dài giữa cộng đồng doanh nghiệp, người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Bà Nga cho biết, thời gian tới, Tập đoàn BRG sẽ tổ chức hoặc tham gia nhiều triển lãm trên thế giới để quảng bá cho gốm Chu Đậu có tuổi đời trên 500 năm. “Chúng tôi đang làm việc với Tổng cục Du lịch để đưa Chu Đậu trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm đặc sắc phục vụ du khách trong nước và quốc tế, trong đó có du khách Nhật Bản - những người rất yêu gốm Chu Đậu”, Chủ tịch Tập đoàn BRG nói.
Kimono - Aodai Fashion Show và chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản sắp tới không chỉ góp phần củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước; mà còn khẳng định, văn hóa mở đường cho hợp tác kinh tế, đầu tư, du lịch, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân, doanh nghiệp hai nước, mà Tập đoàn BRG là điển hình.
-
Di sản văn hóa - động lực để Hải Phòng phát triển bền vững -
Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia -
Có một Đảng bộ huyện xuất sắc ở Thái Bình -
Đà Nẵng: Đưa vào sử dụng khu làm việc của 10.000 nhân sự công nghệ thông tin -
Hà Nội sử dụng bản sao chứng thực điện tử trong dịch vụ công trực tuyến từ 2/1/2025 -
Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc -
Gần 1 triệu khách đón năm mới 2025 tại các “điểm cầu” Vingroup
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững