-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp -
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước
Đó là nội dung được Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, do TP. Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức, sáng 21/11/2023.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu đề dẫn Hội thảo. |
Văn hóa và con người là mục tiêu, nền tảng, động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô
Phát biểu đề dẫn Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, TP. Hà Nội tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, là một trong những nội dung quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Trên cơ sở Đề cương định hướng được Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội thông qua, Dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được tập trung xây dựng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, với phương pháp tích hợp, đồng bộ và cách làm khoa học, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; với quan điểm xuyên suốt đó là “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô”.
Ngoài việc triển khai thực hiện theo quy định, Quy hoạch Thủ đô đã quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 15 và các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; huy động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước trên địa bàn; đã mời và tham vấn ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, đội ngũ trí thức hàng đầu của cả nước và Thủ đô với nhiều hình thức: hội thảo, toạ đàm, gặp gỡ xin ý kiến, tham vấn, phỏng vấn, trao đổi…
Cũng theo Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, hiện nay, TP. Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.
Trong đó bao gồm 5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh sang, tái thiết đô thị…).
Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển (không gian văn hoá, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số); các định hướng quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ (hệ thống đường vành đai và đường sắt đô thị; các trục cao tốc);
Đồng thời nghiên cứu hình thành 2 TP trực thuộc Thủ đô, tạo nên hình ảnh Thủ đô Văn hiến – Văn minh - Hiện đại - Kết nối toàn cầu với những đặc trưng về kinh tế, xã hội phát triển, văn hoá, đặc sắc, có bản sắc riêng, môi trường xanh, trong lành, người dân được thụ hưởng cuộc sống có chất lượng tốt.
Các nội dung phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: Văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; Hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Việc tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm mục đích làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quy hoạch Thủ đô, đồng thời tiếp tục gợi mở, đề xuất các ý tưởng, giải pháp xây dựng quy hoạch, nhất là các nội dung đột phá, các trọng tâm và việc khai thác, huy động nguồn lực để thực hiện Quy hoạch một cách hiệu quả, bền vững.
Kể từ khi gửi lời mời tham dự và đóng góp ý kiến, đến nay Ban Tổ chức đã nhận được hơn 60 bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành bạn, các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân. Các bài viết đều có hàm lượng khoa học cao, giàu tính thực tiễn, đa dạng về cách tiếp cận và cung cấp nhiều thông tin quý giá để nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô. Toàn bộ hơn 60 bài viết đã được biên tập, tổng hợp đầy đủ và trang trọng in trong kỷ yếu của Hội thảo.
Xây dựng một Hà Nội xanh – thanh bình – thịnh vượng
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Ban Tổ chức mong muốn và lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu tham luận, thảo luận đóng góp thêm ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng Quy hoạch Thủ đô.
Trong đó tập trung vào các vấn đề lý luận trong công tác lập Quy hoạch Thủ đô. Trong đó, làm rõ nội hàm, khái niệm, nguyên tắc trong lập Quy hoạch Thủ đô; các vấn đề về triết lý phát triển Thủ đô, cụ thể hoá nội hàm “văn hiến – văn minh - hiện đại” và giải pháp vận dụng hiệu quả vào các phương án quy hoạch ngành, lĩnh vực, đô thị, nông thôn; các kinh nghiệm quốc tế trong lập Quy hoạch, đặc biệt là kinh nghiệm trong xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn hướng đến thành phố toàn cầu, kinh nghiệm về liên kết phát triển Vùng, kinh nghiệm về phân bố không gian các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các mô hình đô thị, không gian xanh, hành lang xanh…;
Các yêu cầu thực tiễn cần chú trọng trong lập Quy hoạch Thủ đô. Trong đó, những nội dung thành phố Hà Nội cần lưu ý khi cụ thể hoá quy hoạch Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành, lĩnh vực; những giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng của Thủ đô, trong đó đặc biệt ưu tiên chức năng là trung tâm đầu não chính trị và văn hóa.
“Đề nghị các đại biểu thảo luận, gợi ý đối với nội dung về kết nối Vùng, làm tốt vai trò động lực phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của đất nước, khát vọng về một Thành phố toàn cầu. Bên cạnh đó, gợi ý những nội dung cần chú trọng ưu tiên trong kỳ quy hoạch này như: khai thác, phát huy vai trò sông Hồng; phát triển nông thôn; xử lý ô nhiễm môi trường đô thị; phát triển hạ tầng, đặc biệt hạ tầng số... Các mô hình, ý tưởng phát triển đặc sắc, gắn với phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Thành phố kết nối toàn cầu”, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nói.
Các điều kiện, giải pháp để thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt theo quy định. Trong đó, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện thể chế (trong đó có các mô hình quản trị đối với các đô thị đặc thù của Hà Nội như thành phố thuộc Thủ đô); các vấn đề về phân cấp, phân quyền; các giải pháp huy động nguồn lực; sự phối hợp giữa Thành phố với các bộ, ngành; các giải pháp hợp tác vùng, hợp tác quốc tế…
“Với tinh thần cầu thị, tiếp thu, lắng nghe, Ban Tổ chức mong muốn và tin tưởng rằng, vì một tình yêu với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, vì một Thủ đô linh thiêng và hào hoa, vì một Hà Nội của niềm tin và hy vọng, chúng ta sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ để bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng Quy hoạch Thủ đô; góp phần xây dựng một Hà Nội xanh – thanh bình – thịnh vượng, một Thành phố đáng sống với hệ giá trị đặc trưng: “Thủ đô Văn hiến - Kết nối toàn cầu - Thanh lịch hào hoa - Phát triển hài hoà - Thanh bình thịnh vượng”, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.
-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp
-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam