Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Vấn nạn "ăn theo” thương hiệu nổi tiếng
D.Ngân - 11/06/2022 17:07
 
Truyền thông “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng đang là vấn nạn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải và không biết kêu ai.

Thương trường là chiến trường, chính vì sự khốc liệt trong kinh doanh mà các cửa hàng, nhãn hiệu đã nghĩ ra nhiều cách cạnh tranh không lành mạnh, điển hình gần đây nhất là truyền thông “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng trong ngành gia dụng.

Một cửa hàng ở Hà Nội "mượn" thương hiệu chính hãng để đánh bóng tên tuổi với lí do “cùng cha khác mẹ”.

Hàng giả, hàng nhái luôn là vấn đề nan giải của thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa phải lo kinh doanh sản xuất, vừa phải căng mình đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử tại Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là những tiêu cực của thị trường.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng phức tạp và tinh vi. 

Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, phân tán hàng hóa nhiều nơi, khó xác định được kho hàng. Bên cạnh đó, các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng nên rất khó kiểm soát

Mặt khác, các nhà bán hàng trên sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn, cố tình thay đổi tên sản phẩm khi đăng bán để tránh bị kiểm soát. Trong khi, các sàn hiện vẫn chưa đầu tư đúng mức cho nhân sự, bộ phận kỹ thuật để kiểm duyệt sản phẩm.

Câu chuyện của thương hiệu Ultty là một ví dụ điển hình. Gia dụng EUS là doanh nghiệp phân phối độc quyền thương hiệu Ultty tại thị trường Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng biết đến với dòng sản phẩm nổi bật là quạt tháp lọc không khí, quạt tháp 2 chiều… 

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã xuất hiện tràn lan hàng giả, hàng nhái, thậm chí bày bán ngay trong các siêu thị điện máy có tên tuổi. 

Một cửa hàng chuyên sản phẩm mẹ và bé ở Hà Nội đang bán quạt Crossbow (thương hiệu nội địa Trung) có hình dáng khá giống với quạt lọc không Ultty CR021, nên đã “mượn” thương hiệu gia dụng nổi tiếng Ultty để đánh bóng tên tuổi với lí do “cùng cha khác mẹ”.

Chưa dừng lại ở đó, cửa hàng này còn cố ý gây nhầm lẫn cho khách hàng bằng cách đặt tên sản phẩm trên website là Ultty Crosbow, đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Thương hiệu Ultty đã được ủy quyền bảo hộ tại Việt Nam vào ngày 10/05/2022 cho Công ty TNHH TMDV XNK EUS Việt Nam.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, thị trường phát triển kéo theo nhiều chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng nên cập nhật thông tin và sáng suốt hơn trong các lựa chọn của mình để tránh tiền mất tật mang. Đồng thời, làm trong sạch thị trường để các thương hiệu có tâm, có tầm phát triển bền vững, mang lợi nhiều lợi ích cho khách hàng.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần quan tâm đến “lỗ hổng” quản lý này để xây dựng và ban hành khung pháp luật với chế tài phạt nặng nhằm kiểm soát tình trạng nêu trên. 

Bởi đây không chỉ là cách bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm dịch vụ mà còn là việc cần làm để bảo vệ uy tín của Nhà nước, quốc gia, sự nghiêm minh của pháp luật với tư cách là chủ thể có thẩm quyền quyết định và công nhận tính pháp lý của các thương hiệu đó. 

Bên cạnh đó là xây dựng văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp vì cộng đồng, có trách nhiệm với xã hội và với chính bản thân thương hiệu của mình xây dựng lên.

Xây dựng thương hiệu là câu chuyện tốn nhiều giấy mực cũng như tâm huyết của không chỉ các doanh nghiệp mà còn của các chuyên gia thương hiệu, đó là sứ mệnh đặt ra với mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. 

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Vũ Thị Kim Hạnh cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái công khai rao bán khiến cộng đồng doanh nghiệp rất bức xúc vì thiệt hại lớn do không bán được hàng, bị mất uy tín, thương hiệu… 

Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đẩy mạnh truyền thông để người tiêu dùng tẩy chay, lên án hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.

Theo quy định tại Điều 130, Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi gây nhầm lẫn trong thương hiệu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt hành chính lên đến hàng trăm triệu đồng.
Vấn nạn hàng giả hàng nhái - câu chuyện không có hồi kết
Hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao có khả năng sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư