-
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPP -
Chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Long An xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc -
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
TS. Hà Thị Mỹ Dung, Phó tổng kiểm toán nhà nước |
Nợ đọng XDCB là vấn đề nhức nhối lâu nay, hiện có nhiều dự án nợ đọng với giá trị rất lớn và phát sinh nợ nợ đọng mới. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Trong thời gian qua, nợ đọng XDCB luôn là vấn đề nổi cộm trong quản lý đầu tư công. Nợ đọng XDCB luôn đi kèm với tình trạng kéo dài thời gian hoàn thành dự án, chậm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng, dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, nợ đọng còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng do bị chiếm dụng nguồn vốn lớn, trong khi vốn của doanh nghiệp lại hạn chế, chủ yếu huy động vốn vay.
Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ nhằm hạn chế nợ XDCB, đặc biệt từ khi có Luật Đầu tư công năm 2014 ( nay là Luật Đầu tư công 2019) với các quy định chặt chẽ, cùng hàng loạt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp xử lý nợ đọng. Đặc biệt, Chỉ thị số 23/CT-TTg (ngày 5/8/2014) yêu cầu: “Từ năm 2015 trở đi, các cấp, các ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ đọng XDCB”, “Các bộ, ngành, địa phương để phát sinh nợ đọng từ ngày 1/1/2015 (Luật Đầu tư công có hiệu lực thi hành) bị xử lý vi phạm theo các quy định tại Luật Đầu tư công”. Nhờ những chỉ đạo quyết liệt này, tình trạng nợ đọng XDCB đã từng bước được khắc phục.
Nhưng trong thực tế thì vẫn chưa xử lý dứt điểm được tình trạng nợ đọng, thậm chí nợ đọng trong đầu tư công còn có dấu hiệu quay trở lại, thưa bà?
Có tình trạng này là do nợ XDCB là vấn đề mang tính lịch sử, vừa có yếu tố khách quan, vừa có yếu tố chủ quan, đặc biệt trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, khả năng cân đối của một số đơn vị, địa phương chưa đảm bảo, nên việc xử lý nợ đọng và kiểm soát không để phát sinh mới nợ còn một số hạn chế. Những hạn chế này đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong kết quả kiểm toán năm 2021 và các năm gần đây, như phê duyệt quyết định đầu tư chưa đảm bảo nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; điều chỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến không có kế hoạch bố trí vốn; bố trí kế hoạch vốn không đủ tổng mức đầu tư được duyệt.
Thời gian qua, vẫn còn trường hợp một số bộ, ngành, địa phương chưa ưu tiên bố trí giải quyết nợ XDCB theo quy định của Luật Đầu công, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp xử lý nợ đọng XDCB, văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Bà đánh giá như thế nào về các giải pháp của Chính phủ trong giải quyết tình trạng nợ XDCB thời gian qua?
Có thể thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quyết tâm chính trị lớn để xử lý nợ đọng XDCB trước năm 2015 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã bố trí đủ cho các bộ, ngành, địa phương thanh toán toàn bộ số nợ đọng XDCB thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương đến hết ngày 31/12/2014 là 7.481,3 tỷ đồng (không bao gồm số nợ đọng XDCB bố trí cho Chương trình Mục tiêu quốc gia).
Tuy nhiên, thực tế qua kiểm toán cho thấy, vẫn còn một số trường hợp nợ đọng phát sinh trước thời điểm ngày 1/1/2015, song chưa được bố trí kế hoạch vốn trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thanh toán, nên vẫn chưa được xử lý triệt để, dẫn đến phải bố trí kế hoạch vốn thanh toán trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 để trả nợ đọng.
Ngoài ra, kiểm toán tại một số địa phương còn phát hiện không ít trường hợp nợ đọng XDCB với giá trị lớn và phát sinh nợ đọng mới trong năm 2021. Thông qua kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm; đồng thời kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có biện pháp kiểm tra, rà soát số liệu nợ đọng XDCB của các bộ, ngành, địa phương để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm theo quy định.
Để xử lý nợ đọng, theo bà, có nên ưu tiên các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vượt thu (so với dự toán) từ đất đai thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB?
Hàng năm, các chỉ thị của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán đều quy định, bố trí dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn đều quy định thứ tự ưu tiên khi bố trí vốn đầu tư hàng năm, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm… Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng yêu cầu sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng XDCB theo quy định.
Thực tế thời gian qua cho thấy, nguồn vượt thu từ đất là tương đối lớn (năm 2016 vượt 99% dự toán, năm 2017 vượt 96%, năm 2018 vượt 82%, năm 2019 vượt 70%, quyết toán thu năm 2020 vượt 80% dự toán), Quốc hội đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới chú trọng hơn trong công tác lập dự báo và lập dự toán thu sát khả năng thực hiện để xác định đúng nguồn vốn bố trí cho các công trình, dự án ngay từ khâu dự toán theo đúng thứ tự ưu tiên về xử lý nợ đọng XDCB.
Việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả tăng thu tiền sử dụng đất) đang được thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm: Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; bổ sung quỹ dự trữ tài chính; bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương... Do đó, việc ưu tiên sử dụng nguồn vượt thu từ đất đai để xử lý nợ đọng XDCB cũng là một giải pháp Chính phủ có thể nghiên cứu để đề xuất cơ chế thực hiện trong thời gian tới nhằm xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB hàng năm.
Có bất cập là nợ đọng vẫn còn, nhưng vốn đầu tư công hàng năm giải ngân lại không hết. Thưa bà, có nên sử dụng nguồn vốn giải ngân không hết để thanh toán dứt điểm nợ đọng?
Đối với kế hoạch vốn đầu tư hàng năm giải ngân không hết, về nguyên tắc quản lý điều hành trong năm phải kịp thời điều chỉnh, cắt giảm điều hòa kế hoạch vốn từ dự án không giải ngân được sang các dự án giải ngân tốt, bao gồm cả việc thanh toán dự án nợ đọng XDCB trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn.
Trường hợp kế hoạch vốn hết năm không giải ngân sẽ phải xử lý theo quy định Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước (kéo dài theo quy định hoặc hủy kế hoạch vốn).
-
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII -
Nghệ An giao hơn 5.100 m2 đất cho Khu kinh tế Đông Nam -
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2 -
Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh -
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk