
-
Vàng đảo chiều tăng trước áp lực thuế quan
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
![]() |
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng hạ nhiệt thời gian tới.
“Dự báo của tôi là vàng có thể lên mức 2.500 USD/ounce năm nay, và có thể lên tới 3.000 USD/ounce năm tới. Hiện tại không thấy có yếu tố nào có thể tác động làm giảm giá vàng”, chuyên gia này nhận định.
Nguyên nhân khiến giá vàng tăng, ngoài sức nóng của chính trường Mỹ (bầu cử Tổng thống Mỹ) còn do căng thẳng địa chính trị tại Ukraine, Trung Đông, khả năng Fed giảm lãi suất...
Ngoài ra, làn sóng mua vàng của ngân hàng trung ương các nước vẫn chưa dừng lại. Để da dạng hóa danh mục dự trữ ngoại hối, ngân hàng trung ương nhiều quốc gia – đặc biệt là khối BRICS- đã tăng nắm giữ vàng, điều này thúc đẩy cầu vàng và giá vàng thế giới tăng cao.
Bà Lina Nguyễn - Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh, Exness Investment Bank nhận định: “Vàng vẫn giữ một vị thế đặc biệt trong giới tài chính quản lý đa tài sản. Đến cuối tháng 6/2024, vàng tăng 12% so với đầu năm và được giao dịch trên 2.300 USD/ounce trong hầu hết quý II/2024. Vàng cũng được các chuyên gia dự đoán tăng giá lên đến 2500 USD/ounce vào cuối năm nay, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vào, đặc biệt là khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) cùng với làn sóng hưởng ứng tích cực từ các nhà đầu tư Phương Tây, kích cầu bởi lãi suất, rủi ro suy thoái và địa chính trị”.
Tại Việt Nam, loạt giải pháp quản lý vàng thời gian qua đã kéo giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống 4-5 triệu đồng/lượng thay vì chênh lệch 15-20 triệu đồng/lượng những năm trước đây. Giá vàng trong nước đã giảm từ mức đỉnh 92 triệu đồng/lượng xuống 80 triệu đồng/lượng.
Mặc dù vậy, thị trường vàng trong nước hầu như đóng băng do nguồn cung rất hạn chế, người dân rất khó mua vàng. Tình trạng khan hiếm vàng miếng khiến giá vàng nhẫn tăng vọt, có lúc còn cao hơn cả vàng miếng.
“Thị trường vàng trong nước rất rủi ro, theo tôi, về lâu dài nên có giải pháp để thị trường vàng đi theo nguyên tắc cung cầu”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.
Với tình hình thị trường vàng trong nước hiện nay, nhiều quỹ đầu tư nội đang giảm tỷ trọng đầu tư vào vàng. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam, CEO AFA Capital cho rằng, thời điểm hiện tại, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu. Tuy nhiên, riêng với vàng, ông Tuấn cho hay, tính toán những tác động từ việc can thiệp của ngân hàng nhà nước, AFA Capital đã giảm tỷ trọng của tất cả các nhà đầu tư vào vàng, kể cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.

-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank -
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số