
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
Theo đó, mặt hàng này giảm không phanh, mất gần 100 USD/ounce chỉ sau 1 tuần. Người mua vàng SJC trong nước cũng bị “thổi bay” 3 triệu đồng/lượng.
![]() |
Đảo chiều ngoạn mục
Từ mức giá 1.870 USD/ounce trong tuần trước, giá vàng đã giảm còn 1.790 USD/ounce vào giữa tuần này, mất gần 100 USD/ounce chỉ sau vài phiên giao dịch.
Trước đó, dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy, mức tăng hàng năm đã lên tới 6,2% - mức tăng lớn nhất trong 31 năm qua. Điều này đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tìm đến hầm trú ẩn vàng và đẩy giá kim loại quý này tăng mạnh, từ 1.780 USD/ounce lên 1.870 USD/ounce.
Sở dĩ giá vàng giảm mạnh và mất ngưỡng 1.800 USD/ounce là do việc tái bổ nhiệm ông Jerome Powell làm Chủ tịch Fed đã thúc đẩy thị trường đặt cược vào các đợt nâng lãi suất sớm, theo đó kéo USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao. Cùng với đó, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đạt mức cao, tới 1,653%, khi ông Jerome Powell được tái bổ nhiệm.
Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Fed còn cho biết, cơ quan này sẽ tập trung vào việc chống lạm phát. Vì vậy, mặc dù áp lực lạm phát vẫn hỗ trợ giá vàng, nhưng vàng đã không thể chống chọi với những tác động lớn vì lợi suất trái phiếu tăng. Việc đề cử ông Powell cho nhiệm kỳ mới đã củng cố kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất vào năm 2022, khi Fed kết thúc chương trình thu hẹp tài sản của mình.
Thị trường kỳ vọng vào tốc độ giảm tài sản của các ngân hàng trung ương và việc tăng lãi suất đã thúc đẩy thị trường tiền tệ gần đây. Nhóm phân tích tài chính của Ngân hàng Eximbank cũng cho rằng, việc đề cử đối với Powell cho nhiệm kỳ thứ hai sẽ khiến thị trường thoải mái đánh giá việc Fed tăng lãi suất từ tháng 7/2022. Ít nhất ba quan chức Fed hiện đã thảo luận công khai về việc tăng tốc độ giảm tài sản.
Fed có thể cần phải đẩy nhanh việc loại bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ để đối phó với mức tăng việc làm mạnh mẽ và lạm phát Mỹ gia tăng. Điều này có thể dẫn đến việc tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến và khiến vàng mất lực tăng trong ngắn hạn.
Vì thế, theo nhận định của ông Huỳnh Trung Khánh, chuyên gia cấp cao lĩnh vực vàng, sau khi ngưỡng cản 1.800 USD/ounce bị xuyên thủng, áp lực cắt lỗ của nhà đầu tư trên thế giới sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng.
Ông Khánh dự báo, mặt hàng vàng còn “sóng” lớn từ nay đến cuối năm khi lạm phát tại Mỹ cao, áp lực dịch Covid-19 tăng trở lại và nhu cầu vàng vật chất tăng. Theo ông Khánh, vàng sẽ lấy lại mốc 1.900 USD/ounce cuối năm nay và thậm chí có thể vượt mức này.
Mua vàng SJC lỗ nặng
Cùng chiều tăng của vàng quốc tế, giá vàng miếng SJC trong nước cũng chạm ngưỡng 62 triệu đồng/lượng vào tuần trước, nhưng đã nhanh chóng giảm xuống 59 triệu đồng/lượng vào đầu tuần này. Như vậy, người mua vàng SJC trong nước đã bị mất 3 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 tuần. Đó là chưa kể biên độ niêm yết giữa giá mua - bán được các tiệm vàng kéo giãn đế đẩy thua lỗ cho người mua khi giá rớt nhanh. Điều này được ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, chỉ có người mua vàng chịu thiệt, còn người bán vàng không thiệt vì đã nới biên độ. Thêm vào đó, chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá trong nước lên đến 11 triệu đồng/lượng.


Một lãnh đạo của PNJ cho rằng, sở dĩ giá vàng trong nước và quốc tế chênh lệch quá cao là do đã lâu, Ngân hàng Nhà nước không cấp hạn mức cho nhập vàng nguyên liệu để dập vàng miếng SJC, cũng như sản xuất vàng nữ trang. Để sản xuất vàng nữ trang, Công ty phải mua vàng trong nước với giá cao hơn giá thế giới.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch SJC Phú Thọ cho rằng, chính sự không liên thông giữa vàng quốc tế và vàng trong nước cũng như sự độc quyền của thương hiệu vàng SJC khiến cung vàng ở thị trường nội địa bị hạn chế, làm cho nhà đầu tư không mấy mặn mà với việc rót vốn vào vàng, vì thực tế, mua vàng ở giá thấp và bán ra ở mức cao cũng vẫn dễ bị lỗ, do biên độ mua - bán được nhà kinh doanh nới rộng.
Vì thế, theo ông Hải, không ít nhà đầu tư đã chuyển hướng từ vàng sang cách kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán, khi giá cổ phiếu đồng loạt tăng gần đây.
Chia sẻ vấn đề này, ông Huỳnh Trung Khánh cho rằng, với mặt hàng vàng, do tính thanh khoản cao và không cần lượng vốn quá lớn, nhà đầu tư vẫn có thể mua vàng để chờ cơ hội tăng giá, bởi trên thực tế, giá vàng tăng không dưới 10-15%/năm. Đó là chưa kể, áp lực lạm phát của Mỹ tăng trong năm 2021 là cơ hội đẩy giá vàng đi lên.
Tuy nhiên, ông Khánh cũng thừa nhận, với thị trường vàng trong nước đã đóng cửa thì giá khó có thể liên thông với quốc tế. Thậm chí, giá vàng SJC ở thị trường nội địa còn thường xuyên “lội ngược dòng” so với giá thế giới, khiến người mua vàng rủi ro.

-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng