-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Vàng nhẫn bứt khỏi mốc 80 triệu đồng/lượng, vàng thế giới lập đỉnh giá mới
Giá vàng thế giới khép lại tuần qua cán mốc kỷ lục mới, lan toả sức nóng đến nhiều thị trường bao gồm cả giá vàng nhẫn tại Việt Nam. Một số hãng vàng nâng giá vàng nhẫn bán ra ở mức hơn 80,5 triệu đồng mỗi lượng.
Phiên giao dịch cuối tuần ghi nhận sự bứt phá mạnh của giá vàng thế giới với mức tăng hàng chục đôla Mỹ mỗi ounce. Đóng cửa, giá vàng giao ngay giao dịch tại 2.621 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng /2024 trên sàn Comex New York cũng bứt lên 2.647 USD/ounce, tăng 32,5 USD/ounce so với phiên trước.
Vàng mức cao kỷ lục mới khi kỳ vọng về xu hướng giảm lãi suất điều hành tại các ngân hàng trung ương lớn cùng căng thẳng địa chính trị gia tăng đã làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này. Căng thẳng leo thang ở Trung Đông, khi Israel tiến về biên giới Lebanon, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn.
Xu hướng tìm đến kênh trú ẩn an toàn của vàng cũng được củng cố thêm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ đầu năm 2020 rạng sáng thứ Năm, giờ Việt Nam, với mức giảm 50 điểm cơ bản. Không kể các lần giảm lãi suất trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lần gần nhất Fed hạ lãi suất tới 50 điểm cơ bản là vào năm 2008, giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh quyết định hạ lãi suất, ở kỳ họp tháng 9 này, Fed cũng công bố biểu đồ Dot Plot - phản ánh trực quan về các dự báo lãi suất của các thành viên của FOMC trong năm 2024 và các năm tới.
Cũng trong nửa cuối tuần qua, loạt ngân hàng trung ương cũng đồng loạt công bố quyết định lãi suất định kỳ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bất ngờ giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản 1 năm (LPR) ở mức 3,35% và LPR 5 năm ở mức 3,85%.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong khi đó duy trì lãi suất ngân hàng ở mức 5%.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) mới đây cũng đã nhất trí giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức khoảng 0,25% trong cuộc họp vào tháng 9, duy trì mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2008, phù hợp với sự đồng thuận của thị trường, phản ánh động thái không quá vội vàng trong việc tăng lãi suất sau hai lần tăng vào tháng 3 và tháng 7 vừa qua.
Giá vàng thế giới tăng lan toả đến nhiều thị trường. Tại sàn giao dịch vàng Thượng Hải - sàn giao dịch vàng vật chất lớn nhất thế giới và cũng là trung tâm giao dịch vàng lớn nhất châu Á, giá vàng cũng vọt lên ở phiên thứ Sáu và xô đổ kỷ lục cũ. Giá vàng trên sàn Thượng Hải đóng cửa tuần qua ở mức 587,29 nhân dân tệ/gram.
Tại thị trường Việt Nam, vàng miếng SJC không giao dịch chiều bán ra trong cuối tuần nên không “ngấm” cú tăng đáng kể của thế giới trong phiên giao dịch đêm qua. Tính chung cả tuần, dù giảm nhẹ 200.000 đồng/lượng vào đầu tuần, vàng miếng tăng trở lại và không thay đổi so với cuối tuần trước.
Đối với sản phẩm vàng nhẫn, ảnh hưởng của diễn biến thế giới đã kéo giá tăng hơn triệu đồng mỗi lượng. Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng nhẫn tăng mạnh, đóng cửa tuần này ở mức 78,9 triệu đồng/lượng chiều mua và 80,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết giá vàng nhẫn vượt xa mốc 80 triệu đồng/lượng, với giá thu mua là 79,39 triệu đồng/lượng và bán ra 80,54 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 1,36 triệu đồng/lượng và 1,41 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC đã thu hẹp đáng kể, chưa đến 1,5 triệu đồng/lượng.
Phản ứng sau khi Fed giảm lãi suất: Thị trường tiềm ẩn yếu tố khó đoán
Phản ứng bất ngờ của thị trường ngoại hối, vàng… sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay giảm lãi suất 0,5% trong phiên họp chính sách kết thúc ngày hôm qua (giờ Việt Nam) cho thấy, thị trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó đoán.
Với riêng Việt Nam, quyết định của Fed giúp cơ quan quản lý dễ thở hơn khi điều hành chính sách tiền tệ, song cũng phải dè chừng nguy cơ lạm phát, cũng như diễn biến của các thị trường xuất khẩu chính. Những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế cũng đang khiến không ít chuyên gia kinh tế bất ngờ, nhất là khi USD quay đầu tăng giá, vàng tăng vọt rồi đột ngột giảm mạnh, chứng khoán Mỹ giảm điểm.
Nhiều người ví von, quyết định hạ lãi suất của Fed giống như con tàu lớn đang xoay bánh lái, phải mất cả năm mới có thể chuyển hướng thành công. Trong thời gian này, hy vọng về sự phục hồi nhờ chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bắt đầu và nỗi lo về nguy cơ suy thoái nền kinh tế Mỹ đan xen khiến tâm lý nhà đầu tư vẫn bất an.
Nhìn tổng thể, với kinh tế Việt Nam, việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động tích cực trên nhiều khía cạnh.
Trước hết, là tác động tới tỷ giá hối đoái, bởi Fed giảm lãi suất đồng nghĩa khả năng USD sẽ yếu đi, áp lực với tỷ giá trong nước giảm. Tỷ giá trong nước từ trạng thái căng thẳng ngộp thở giữa năm nay với mức tăng gần 5%, đã hạ nhiệt nhanh trong hơn 1 tháng qua, hiện còn tăng 1,5% so với đầu năm.
Thứ hai, Fed hạ lãi suất sẽ khiến dòng vốn từ Mỹ có thể chảy sang các thị trường mới nổi để tìm kiếm khả năng sinh lời tốt hơn. Theo đó, dòng kiều hối, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và gián tiếp (FII) vào Việt Nam có thể tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cũng bởi vậy, dòng vốn đầu tư sẽ hạn chế rút ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, Fed giảm lãi suất có thể giúp Việt Nam có điều kiện nới lỏng thêm chính sách tiền tệ. Trên thực tế, áp lực tỷ giá giảm và dòng vốn ngoại tăng sẽ tạo thêm dư địa cho ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, duy trì lãi suất thấp mà không lo ngại quá nhiều về tình trạng chảy máu ngoại tệ.
Tựu trung, với sự xoay trục chính sách tiền tệ của Fed cũng như nhiều nền kinh tế lớn trên toàn cầu, những khó khăn lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam cũng vợi bớt. Mặc dù vậy, diễn biến của thị trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ, nhất là khi những tác động tích cực có thể không diễn ra như kỳ vọng.
Minh chứng rõ nhất là sau khi Fed giảm lãi suất, Chỉ số USD Index đã tăng trở lại. Các nghiên cứu của Ngân hàng JPMorgan cho thấy, với 3 trong 4 chu kỳ nới lỏng tiền tệ gần đây, USD đều tăng giá bởi đồng tiền này phụ thuộc nhiều vào tương quan lãi suất của Fed và các quốc gia khác. Nếu các quốc gia khác hạ lãi suất nhanh và mạnh hơn Fed, thì giá USD sẽ không thể giảm.
Ngay trước khi Fed giảm lãi suất 0,5%, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ và Canada đều đã giảm lãi suất. Các nền kinh tế châu Á, thậm chí còn cắt giảm lãi suất từ sớm, dẫn tới nội tệ nhiều nước mất giá mạnh so với USD. Xét về mặt kỹ thuật, mốc 100 điểm của USD Index rất cứng và khó có thể bị xuyên thủng. Như vậy, nếu USD không yếu đi, dù áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt, thì đó vẫn là vấn đề mà cơ quan quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam phải canh chừng. Ngược lại, nếu USD suy yếu, đồng nghĩa tiền Việt (VND) tăng giá, thì nỗi lo mà Việt Nam phải đối mặt sẽ là suy giảm xuất khẩu do hàng Việt Nam sẽ đắt hơn, khó cạnh tranh hơn với hàng nước ngoài.
Một điểm đáng quan tâm nữa, là khả năng dòng vốn ngoại đảo chiều, chảy mạnh hơn vào các thị trường mới nổi thay vì trạng thái rút ròng liên tục cũng chỉ là kỳ vọng. Lý do là lãi suất của Mỹ tuy hạ nhiệt, nhưng vẫn đứng ở mức cao. Ngoài ra, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây sẽ tác động mạnh tới dòng tiền. Nếu tân Tổng thống Mỹ có chính sách gây áp lực với kinh tế Trung Quốc, buộc doanh nghiệp Mỹ phải rút sản xuất về nước, thì dòng đầu tư sẽ thay đổi. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp dòng tiền của Mỹ dịch chuyển, thì việc thu hút dòng vốn ngoại vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nói cách khác, quyết định của Fed cũng như việc nhiều nước châu Âu giảm lãi suất sẽ giúp kinh tế Việt Nam dễ thở hơn, có cơ hội nhiều hơn, nhưng cũng đứng trước không ít thách thức do còn phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sức khỏe nội tại của nền kinh tế còn yếu. Bối cảnh đó đòi hỏi cơ quan quản lý, điều hành chính sách tiền tệ phải theo sát diễn biến của dòng vốn ngoại, cũng như diễn biến lạm phát để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Giá nhà quá cao cản dòng tiền chảy vào bất động sản
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hút vốn lớn nhất hiện nay, nhưng tín dụng bất động sản chưa thể bật tăng mạnh dù lãi vay ở mức thấp. Giá nhà quá cao, thanh khoản kém là rào cản lớn với quyết định “xuống tiền” của nhà đầu tư.
Ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group, đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) cho hay, trong cơ cấu danh mục đầu tư của AFA Group hiện nay, bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng tới 70%. Điều này cũng phản ánh cơ cấu danh mục của nhà đầu tư Việt Nam là luôn ưu tiên cho bất động sản. Hơn nữa, đặc tính giá bất động sản cũng khiến kênh đầu tư này chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư.
Tuy vậy, đầu tư vào bất động sản giai đoạn hiện nay là lựa chọn rất khó khăn với nhà đầu tư, do thị trường đang trong thời điểm “khó mua, khó bán”. Đây cũng là lý do khiến dòng tiền trong giai đoạn này chảy ngược trở lại ngân hàng, thay vì đổ vào bất động sản, bất chấp lãi suất đang ở mức thấp.
“Một số môi giới cho rằng, lãi suất thấp thì tiền sẽ chảy vào bất động sản, song thực tế, dòng tiền thông minh đã không chảy vào bất động sản, mà lại chảy ngược vào tiết kiệm ngân hàng. Giá nhà quá cao khiến số lượng giao dịch bất động sản trong quý II/2024 chỉ bằng một nửa lượng giao dịch quý I/2024”, ông Long cho hay.
Theo các chuyên gia, lựa chọn phân khúc bất động sản và địa bàn nào để đầu tư là vấn đề nan giải với nhiều người. Hiện giá nhà chung cư tại TP.HCM, Hà Nội quá cao dẫn tới thanh khoản thấp, rất khó đầu tư. Thậm chí, người mua nhà đã thành lập “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” trên mạng xã hội, thu hút cả trăm ngàn người tham gia. Trong khi đó, giá bất động sản tại Đà Nẵng suy giảm hơn 5 năm nay và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Định giá bất động sản quá cao trong khi thanh khoản thấp không chỉ khiến người mua không thể lướt sóng, phải chôn vốn lâu dài, mà còn khiến người mua tích lũy khó kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận cao. Giá nhà cao cũng khiến lợi nhuận từ cho thuê bất động sản giảm xuống (chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị đầu tư, thấp hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng).
Theo tổng hợp của Bộ Xây dựng, tính tới cuối quý II/2024, giá nhà tăng bình quân 25% so với cùng kỳ, không chỉ ở những Dự án mới mở bán, mà còn ở nhiều căn hộ cũ đã được qua sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng này có dấu hiệu chững lại vào cuối quý do giá đã ở mức cao và tâm lý người mua ở trạng thái chờ đợi.
Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo nhà đầu tư thận trọng xuống tiền giai đoạn hiện nay. Thực tế, nhiều người mua bất động sản vùng ven Hà Nội với giá cao giai đoạn 2010 - 2011 đã chờ đợi hơn chục năm mới hòa vốn. Lượng tiền gửi đổ vào ngân hàng tăng kỷ lục và thanh khoản thị trường bất động sản thấp kỷ lục cũng cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Những tháng gần đây, các ngân hàng liên tục tung ra các gói vay lãi suất ưu đãi với bất động sản để kích cầu tín dụng. Điều này rất dễ hiểu, bởi bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng của nhiều ngân hàng.
Số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, tính tới cuối tháng 6/2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản tăng 4,6%, trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 10,29%, nhưng tín dụng tiêu dùng bất động sản (cá nhân vay mua, sửa nhà) chỉ tăng 1,15%. Như vậy, cầu vay mua nhà đã thoát khỏi cảnh tăng trưởng âm, song vẫn ở mức thấp. Đây là lý do khiến các ngân hàng sốt ruột liên tiếp ra các chương trình kích cầu tín dụng.
Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng tháng sau cao hơn tháng trước và đang đạt mức kỷ lục hơn 6,7 triệu tỷ đồng. Dòng tiền này vẫn đang chực chờ cơ hội để rót tiền vào các kênh đầu tư cũng như vào sản xuất, kinh doanh.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng, bất động sản vẫn là một trong các kênh đầu tư tiềm năng nhất hiện nay. Trái với khủng hoảng thừa cung tại Trung Quốc, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu cung, nhất là các dự án hạng B và hạng C. Chính vì vậy, cơ hội phục hồi và dư địa phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam là rất lớn, vấn đề là có được cơ chế hài hòa lợi ích giữa các bên để tạo nguồn cung giá hợp lý cho thị trường.
“Động lực tăng trưởng tín dụng toàn ngành phụ thuộc vào bất động sản, đặc biệt là cầu vay mua nhà. Tuy nhiên, giá nhà neo cao thời gian qua đã khiến người dân ngại vay mua nhà. Hy vọng, thời gian tới sẽ có các chính sách điều hòa giá nhà đất cho phù hợp với mức thu nhập của người dân”, chuyên gia phân tích Công ty chứng khoán VPBankS nhận định.
Ngoài việc điều hòa giá nhà, tháo gỡ nguồn cung pháp lý để giảm chi phí cho doanh nghiệp, việc sửa đổi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội cũng được mong chờ sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường, kích thích dòng vốn chảy trở lại vào bất động sản.
Về phía doanh nghiệp, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) kỳ vọng, các ngân hàng linh hoạt hơn về điều kiện cấp tín dụng để khơi thông dòng tiền chảy vào thị trường.
Hỗ trợ khách hàng bị bão lũ: Đã cam kết lãi suất thấp là phải làm, đừng để khách hàng phải “lên tivi”
Đến thời điểm này, hàng chục ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị các ngân hàng phải nghiêm túc thực hiện cam kết.
Chiều 20/9, NHNN tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 70 năm qua tại đất liền, theo số liệu thống kê đến ngày 17/9, thiệt hại đối với nền kinh tế là trên 50.000 tỷ đồng, dự báo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 0,15%. Với ngành ngân hàng, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là hơn 100.000 tỷ đồng.
NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.
Tính đến nay, đã có hàng chục ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay với khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, mức giảm lãi suất bình quân 0,5%-2%.
Ông Phạm Toàn Vượng - Tổng giám đốc Agribank cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện tại có gần 15.000 khách hàng vay của ngân hàng với khoảng 30.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, ước tính con số này có thể lên tới 40.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bị thiệt hại là 11.000 tỷ đồng. Agribank đã có chương trình giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng, mức giảm 0,5%-2%/năm. Ngân hàng cũng miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ ngày 6/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Trong thời gian tới, ông Vượng cho biết, Agribank sẽ khẩn trương ban hành các chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lũ đối với khách hàng trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do bão, lũ lụt như nuôi trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi... với lãi suất ưu đãi.
Tại SHB, bà Ngô Thu Hà - Tổng giám đốc ngân hàng cho biết đã triển khai chương trình miễn giảm 50% lãi phải trả của của khách hàng hiện hữu bị thiệt hại từ ngày 01/9 – 31/12/2024. Thậm chí, căn cứ vào tình hình thiệt hại mà SHB có thể giảm tới 100%, nhất là những khách hàng là nông dân, hộ kinh doanh... Bên cạnh đó, ngân hàng có gói sản phẩm cho vay mới những khách hàng bị thiệt hại mong muốn phục hồi, phát triển sản xuất với lãi suất cho vay ngắn hạn là 4,5%/năm.
Tại Hội nghị hôm nay, đã có 17 ngân hàng tuyên bố các chương trình giảm lãi vay, cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Đánh giá cao việc các ngân hàng thương mại chủ động công bố chính sách hỗ trợ đến khách hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhận định hầu hết các ngân hàng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và chủ động xây dựng các gói hỗ trợ.
"Các gói đưa ra rất tích cực, hầu hết giảm từ 1-2%, có ngân hàng giảm đến 50% lãi hiện tại tùy theo mức độ thiệt hại, chủ động giảm không chờ khách đề nghị như Vietcombank, Agribank..., ngân hàng quy mô nhỏ cũng có chính sách rất tích cực, thời gian hỗ trợ kéo dài đến hết năm, có đơn vị đến sang cả đầu năm sau", Phó Thống đốc đánh giá.
Ông Đào Minh Tú bày tỏ quan điểm rằng ngành ngân hàng phải chia sẻ tích cực bằng chính nguồn lực của các ngân hàng thương mại, cụ thể là chia sẻ lợi nhuận, thông qua giảm lãi suất, tiết kiệm tất cả chi phí quản lý, vận hành, tùy theo năng lực của các ngân hàng để mức hỗ trợ tương xứng với quy mô.
Đồng thời, phải hỗ trợ kịp thời, đồng bộ, đúng đối tượng, chủ động xử lý, không để khách hàng phải làm đơn đề nghị, thực hiện đúng như cam kết, triển khai công khai minh bạch chính sách, không để trục lợi chính sách...
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ kịp thời, linh hoạt, tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá để hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô. Dù ảnh hưởng của bão số 3 sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, nhưng ngành Ngân hàng sẽ quyết tâm cùng với các bộ, ngành triển khai các giải pháp hỗ trợ để đạt được tăng trưởng. Phấn đấu đảm bảo tăng trưởng tín dụng 15%, đảm bảo nguồn vốn để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP Chính phủ đã đặt ra.
NHNN yêu cầu, các ngân hàng phải chủ động tìm đến khách hàng, theo tinh thần “Đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện”, tránh câu chuyện “muốn vay lãi suất thấp thì lên tivi”, phải thực hiện đồng bộ từ hội sở chính cho đến các chi nhánh. Phó Thống đốc cũng đề nghị các ngân hàng thực hiện chính sách công khai minh bạch, không để tình trạng trục lợi chính sách.
Đồng thời, NHNN cũng sẽ nghiên cứu và sớm trình chính phủ các vấn đề liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro, từ đó làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách riêng cho các đối tượng bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Góp phần đảm bảo có hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng (TCTD) hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ sớm ban hành chương trình hành động của toàn Ngành để hỗ trợ người dân sau bão lũ.
Đối với các TCTD, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu tiếp tục đánh giá các thiệt hại, có báo cáo thống kê xác thực trong thời gian sớm nhất. Hướng dẫn các chi nhánh thực hiện ngay các gói tín dụng ưu đãi, các chính sách giảm lãi suất. Linh hoạt trong hoạt động cho vay (cho vay tín chấp….) nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.
Đối với NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, cần tổng hợp, thống kê, đánh giá kịp thời những thiệt hại của Ngành, của khách hàng để báo cáo kịp thời. Chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai tốt các gói hỗ trợ được các NHTM cam kết. Nắm bắt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn để đề xuất kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Bám sát chủ trương đường lối của địa phương để phối hợp triển khai, tăng cường truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh….
Ngân hàng Nhà nước “ế” vốn 2 phiên liên tiếp, tỷ giá tiếp tục giảm
Trong phiên giao dịch 18 và 19/9 vừa qua, ngân hàng Nhà nước chào thầu 3.000 tỷ đồng mỗi phiên, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Tuy vậy, không có thành viên tham dự thầu, không có khối lượng trúng thầu trong hai phiên này. Ngân hàng Nhà nước cũng không chào thầu tín phiếu. Như vậy, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố duy trì ở mức 1.554,27 tỷ đồng, không còn tín phiếu lưu hành trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước “ế vốn” trong bối cảnh tỷ giá tiếp tục giảm sau động thái cắt giảm 0,5% lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sáng nay (20/9), tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND, tăng 16 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.400 - 25.325 VND/USD (mua - bán), đi ngang chiều mua và tăng 17 đồng chiều bán ra so với phiên trước đó.
Giá USD bán ra sáng nay được các ngân hàng thương mại điều chỉnh nhiều lần theo xu hướng giảm. Lúc 10h sáng nay, giá USD tại Vietcombank được giao dịch ở mức 24.370 - 24.740 VND/USD (mua vào - bán ra), tại BIDV là 24.250-24.750 VND/USD (mua vào - bán ra). Nhìn chung, USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay giảm phổ biến 10- 30 VND/USD so với phiên hôm qua. Trên thị trường tự do, USD bán ra đang đứng ở sát mốc 25.000 VND/USD.
Trên thị trường thế giới, chỉ số DXY đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 100,64 điểm, giảm 0,38 điểm trong bối cảnh Fed vừa cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Do áp lực tỷ giá giảm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hạ nhiệt nhanh chóng trong vòng 1 tháng gần đây. Ngày 19/9, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng tiền đồng ở các kỳ hạn ngắn (từ 2 tuần trở xuống) tăng nhẹ, nhưng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn dài khác. Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng bằng USD giảm 0,40 - 0,50% ở tất cả các kỳ hạn.
Trên thị trường 1, lãi suất huy động tiếp tục tăng. Tính từ đầu tháng 9/2024 đến nay, đã có 11 ngân hàng tăng lãi suất huy động bao gồm: Dong A Bank, OceanBank, VietBank, GPBank, Agribank, Bac A Bank, NCB, OCB, BVBank, ACB và PGBank.
Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng có tăng mạnh cuối năm?
Kể từ ngày 28/8/2024, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo đầu năm 2024, sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng từ đầu năm.
Theo đó, Ngân hàng ACB sẽ được nới room khoảng 2% trong lần này, tương ứng quy mô tăng trưởng tín dụng tối đa lên 17 - 18% cả năm. Tổng giám đốc ACB, ông Từ Tiến Phát cho rằng, đây là bước đi kịp thời, đón đầu cho tăng trưởng tín dụng vào cuối năm, bởi trong mùa kinh doanh cao điểm, nhu cầu vốn của khách hàng luôn tăng.
Trong khi đó, Tổng giám đốc MB, ông Phạm Như Ánh thông tin, đến ngày 28/8, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đạt 10,44%, bằng 65,7% chỉ tiêu được NHNN giao đầu năm. Theo văn bản điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng của NHNN, MB dự kiến được tăng trưởng thêm 14.000 tỷ đồng.
Phó thống đốc thường trực NHNN, ông Đào Minh Tú cho rằng, đến thời điểm ngày 7/9, dư nợ toàn nền kinh tế đã tăng 7,75%. Trong khi đó, những tháng đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng âm, có thời điểm âm tới 2% trong 3 tháng đầu năm, từ tháng 4 trở đi, tăng trưởng tín dụng khá tích cực. Tăng trưởng trong tháng 7, tháng 8 tích cực hơn.
Theo ông Đào Minh Tú, với xu hướng chung của nền kinh tế và đặc biệt là so với trước kia, tình hình khởi sắc rất nhiều, tốc độ tăng trưởng trên tất cả các mục được đánh giá là rất tích cực, NHNN tin rằng, có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Đây là con số định hướng trong điều hành, không phải con số áp đặt, quan trọng nhất là làm sao tập trung tăng trưởng tín dụng, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế, trong đó đã có các biện pháp để từng bước hạ lãi suất cho vay.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cho hay, thời gian qua, các ngân hàng thương mại từng bước nỗ lực giảm lãi suất, đẩy mạnh hoạt động cho vay. Cùng với đó, với triển vọng kinh tế đang khả quan hơn, cộng thêm việc các ngân hàng được tiếp tục tái cơ cấu nợ cho khách hàng đến hết năm 2024, nhu cầu tín dụng được kỳ vọng sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm và đạt mục tiêu ngành đưa ra.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%, ước tính sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được “bơm” vào nền kinh tế. Trong 8 tháng đầu năm, lượng vốn đưa ra thị trường chưa đến 900.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng 112.500 tỷ đồng. Như vậy, hệ thống sẽ phải thực hiện đẩy ra lượng vốn còn lại 1,135 triệu tỷ đồng trong 4 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 283.750 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này gấp 2,5 lần so những tháng đầu năm, nên đây là một thách thức không hề nhỏ đối với ngành ngân hàng.
Theo PSG-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), với đà tăng trưởng tín dụng hiện nay, khả năng trong những tháng cuối năm, dư nợ của ngành ngân hàng sẽ cải thiện dần. Do sức cầu vốn chưa tăng mạnh, nên ngành ngân hàng nỗ lực kích cầu, giảm lãi suất cho vay, nhưng để có thể đạt được mức 15% cũng là thách thức và đòi hỏi nỗ lực rất lớn.
Thực tế thị trường cho thấy, đơn hàng của các doanh nghiệp hiện không nhiều, kể cả với xuất khẩu. Vì thế, dù mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm trong thời gian qua (cho vay đối với doanh nghiệp còn 5-6%/năm, lãi vay cá nhân kéo xuống 6-8%/năm), nhưng không dễ kích cầu tăng trưởng tín dụng. Doanh nghiệp cũng phải tính toán khá kỹ khi sử dụng vốn vay để tiết giảm tối đa chi phí.
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm