
-
Vàng được dự báo xu hướng đi ngang trong tuần này
-
Eximbank công bố danh sách ứng viên HĐQT và Ban kiểm nhiệm kỳ mới
-
Vàng neo quanh mốc 120 triệu đồng/lượng sau tuần biến động mạnh
-
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2%
-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác -
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao
Vàng thế giới tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong ngày 23/7 khi giá giao ngay và giá vàng tương lai giao tháng 8/2020 tăng lên 1.888 USD/oz, tăng gần 25 USD/oz so với đầu giờ sáng. Đà tăng này hỗ trợ giá vàng trong nước leo cao lên một mức mới, vượt mốc 54 triệu đồng/lượng ở đồng loạt tất cả các hãng vàng, thậm chí đang tiến sát mốc 55 triệu đồng.
CTCP Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC) là hãng vàng đang yết giá mua vào và bán ra cao nhất trên thị trường, lần lượt là 53,5 triệu đồng và 54,8 triệu đồng/lượng. Giá bán tại Phú quý, DOJI và Bảo tín Minh châu thấp hơn, nằm trong khoảng 53,35 - 53,4 triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch giá mua – bán quanh mức 1 triệu đồng.
Bảo tín Minh Châu là hãng vàng duy trì chênh lệch giá mua bán thấp nhất (950.000 đồng/lượng). Trong chưa đầy 8 tiếng đồng hồ, hãng vàng này đã điều chỉnh giá vàng miếng SJC và giá vàng rồng Thăng Long khoảng 25 lần.
![]() |
Bảo tín Minh châu liên tục thay đổi bảng giá niêm yết |
Đây không phải lần đầu tiên giá vàng biến động mạnh trong năm nay nhưng giao dịch thường khá trầm lắng ở các lần biến động trước. Thị trường vàng trong nước cũng có xu hướng giao dịch với biên độ hẹp hơn so với diễn biến giá vàng thế giới. Tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tổ chức hồi cuối tháng 2/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng từng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.
Nhìn lại 3 ngày gần đây, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 6%. Trong khi đó, vàng thế giới tăng hơn 4%. Biên độ dao động lần này của giá vàng miếng SJC lại mạnh hơn nhiều so với thị trường thế giới. Đây cũng là nguyên nhân kéo giá vàng trong nước hiện cao hơn giá thế giới quy đổi tới 1,9 triệu đồng/lượng.
Vàng không phải là kim loại quý duy nhất ghi nhận biến động mạnh trong thời gian qua. So với một tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng hơn 4,9%, còn giá bạc cũng đã vọt lên cao hơn 19,6%, giá Platium tăng 11,52%. Một đồng đôla yếu cũng đang khiến các nhà đầu tư phải bỏ nhiều tiền hơn để mua các kim loại quý này. Chỉ số US Dollar Index tiếp tục giao dịch dưới mốc 95 điểm và vừa thiết lập mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018 (94,85 điểm).
![]() |
Giá các kim loại quý đều tăng mạnh so với thời điểm cách đây một tuần |
Tròn một tuần nữa, vào rạng sáng thứ 5 (30/7), Fed sẽ họp bàn trong một cuộc họp định kỳ về lãi suất. Dự đoán của giới đầu tư đang đặt toàn bộ khả năng vào việc duy trì khung lãi suất điều hành ở mức 0-0,25%/năm. Phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell sẽ cho biết về định hướng chính sách tiền tệ trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa thể kiểm soát với 4,1 triệu ca nhiễm bệnh hiện tại.

-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác -
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao -
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan -
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng -
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài