
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
Vàng duy trì ở mức cao sau khi bật tăng trong phiên cuối tuần trước do căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện vẫn là yếu tố hỗ trợ giá vàng và các dự báo đưa ra nếu tình hình chưa lắng dịu sẽ còn tác động lên mặt hàng kim quý này.
![]() |
Trước đó, vàng bứt phá vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 1.850 USD/ounce vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu (11/2) sau khi Nhà Trắng khuyến nghị toàn bộ công dân Mỹ rời Ukraina trong vòng 48 giờ tới.
Giới chuyên gia cho rằng, nếu giá vàng có thể giữ được mức giá trên 1.860 USD/ounce, nó có thể mở một cánh cửa cho các đợt tăng khác và không loại trừ vượt mốc 1.900 USD nếu có hành động quân sự diễn ra.
Wells Fargo dự kiến sẽ nhìn thấy vàng từ 2.000 đến 2.100 USD/ounce (tương ứng 58,3 triệu đồng/lượng) vào cuối năm.
Tin tức này cũng dẫn tới một đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán, với chỉ số Nasdaq giảm 2,6%, S&P 500 giảm 1,9% và Dow Jones giảm 1,5%.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn, bao gồm khả năng tăng lãi suất. Báo cáo lạm phát Mỹ bất ngờ leo thang cũng làm gia tăng bất ổn liên quan tới kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Với giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 1 - mức cao nhất trong 40 năm, Goldman Sachs đang dự đoán có 7 đợt tăng lãi suất 25 điểm phần trăm trong năm nay.
Ngoài ra, ngày càng nhiều thành phần trên thị trường dự đoán về đợt tăng lãi suất 50 điểm phần trăm trong tháng 3. Một số còn không loại trừ một đợt tăng lãi suất khẩn cấp trước cuộc họp tháng 3 của Fed.
Bởi CPI lõi tháng 1 của Mỹ tăng 6%, cao hơn mức dự báo tăng 5,9%. Đây là mức lạm phát lõi cao nhất của Mỹ kể từ tháng 8/1982. Nếu so với tháng 12, cả lạm phát chung và lạm phát lõi tháng 1 đều tăng 0,6%, cao hơn mức dự báo tăng 0,4%.
Nhưng theo các thống kê trong lịch sử, bất cứ khi nào Fed tăng lãi suất, vàng đều tăng ngay từ đầu. Tuy nhiên, các nhận định đưa ra, khả năng triển vọng của đồng đô la Mỹ đối với vàng sẽ giảm vào năm 2022.
Đô la Mỹ sẽ không còn mạnh trong năm nay. Những thay đổi kinh tế vĩ mô này có khả năng khuyến khích mua vàng nhiều hơn trong suốt cả năm.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay vàng miếng SJC do Công ty SJC niêm yết có giá mua 62 triệu đồng/lượng, bán ra 62,75 triệu đồng/lượng (mua-bán).
Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, mỗi lượng vàng SJC chênh lệch với thế giới gần 11,3 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Chính điều này khiến thị trường vàng trong nước kém hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian dài vừa qua.
Ngày 14/2, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.096 đồng/USD, tăng 6 đồng so với cuối tuần qua. Vietcombank, giá USD giảm 10 đồng, đưa giá mua xuống 22.510 đồng/USD và bán ra 22.820 đồng/USD. Eximbank giữ nguyên giá mua vào 22.570 đồng/USD và bán ra 22.770 đồng/USD.

-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh