Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Vàng thế giới hồi phục, nhưng giá vàng trong nước vẫn cao hơn 1,5 triệu đồng/lượng
Thùy Vinh - 13/08/2020 10:11
 
Giá vàng thế giới giao dịch đầu giờ sáng ngày 13/8 đã hồi phục ở mức 1.940 USD/ounce sau khi mốt mốc 1.900 USD/ounce vào ngày 12/8. Vàng SJC niêm yết ở mức 52,72-55,78 triệu đồng/lượng

Nguyên nhân giá vàng quốc tế hồi phục được cho là lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD suy yếu. Với mức giá này quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng sáng ngày 13/8, vàng thế giới hiện tương đương 54,4 triệu đồng/lượng, tức đang thấp hơn vàng trong nước 1,5 triệu đồng mỗi lượng.

Trong khi đó, vàng SJC niêm yết lúc 10h sáng 13/8 ở mức 52,9-56,4 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giữa giá mua và bán vẫn được các tiệm vàng nới rộng hơn 3 triệu đồng/lượng.

Chính điều này đã khiến những người mua vàng trong nước gặp rủi ro khi giá vàng thế giới có biến động kéo theo giá trong nước tăng, giảm chóng mặt. 

Cụ thể, chỉ trong ngày 12/8, khi giá vàng SJC niêm yết buổi sáng chỉ ở mức 53,58 - 55,48 triệu đồng/lượng, nhưng chỉ sau 30 phút, giá đã lao dốc xuống còn 47,62 - 51,17 triệu đồng/lượng (mua-bán), giảm hơn 10 triệu đồng/lượng so với cuối ngày 11/8.

Tuy nhiên, đến 15h30 chiều cùng ngày 12/8, giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý SJC niêm yếu mức 53,11 - 56,93 triệu đồng/lượng (mua-bán), tăng 5,6 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 4,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với cuối giờ sáng.

Trước biến động của giá vàng SJC nói trên nhiều người đã thua lỗ hàng trăm triệu đồng, thậm chí là tiền tỷ nếu đã “ôm” vàng ở vùng giá trên 55 triệu đồng/lượng nhưng chưa bán ra khi vàng lên trên 60 triệu đồng/lượng, và lo ngại nên sớm cắt lỗ trong sáng 12/8.

Giới phân tích tài chínhkinh tế cho rằng, với cách niêm yết giá mua – bán của các nhà vàng trong nước hiện nay thì kể cả mua vàng khi giá thấp, bán ra khi giá tăng, nhà đầu tư trong nước cũng khó kiếm lời cao. Mà lợi nhuận chủ yếu do "nhà cái" thu, còn rủi ro đẩy cho phía khách hàng.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính cho rằng, với mức chênh lệch lên đến 3-4,7 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra hiện nay của các nhà kinh doanh vàng diễn biến chênh giá mua bán của vàng trong nước khác thường, chỉ người mua vàng nhỏ, lẻ thiệt thòi.

Nhận định về diễn biến giá vàng trong thời gian tới, giới phân tích vàng cho rằng, khả năng trong các mặt hàng kim loại quý, vàng còn cơ hội đi lên khi dịch bệnh chưa sớm được kiểm soát, dù Nga đã tuyên bố có vắc-xin phòng ngừa Covid-19 nhưng căng thẳng Mỹ - Trung vẫn leo thang, nhất là khi Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan hôm 10/8.

Mặt khác, giá vàng quốc tế đảo chiều trong những ngày qua được cho là do khi mặt hàng này tăng cao, các nhà đầu tư và quỹ đầu tư vàng trên thế giới chốt lời.

Thực tế, giá vàng giảm khi thị trường vàng thế giới vừa ghi nhận phiên bán tháo mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua của SPDR- quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Tính từ ngày 3-7/8, SPDR mua vào 26,1 tấn vàng nhưng chỉ trong ngày cuối tuần trước (7/8) khi giá vàng bật lên mốc cao nhất trong lịch sử thì quỹ này đã chốt lời 5,84 tấn.

Đây là số lượng vàng bán ra cao nhất của SPDR tính theo tuần kể từ đầu tháng 4/2020 tới thời điểm này.

Vàng lại tăng điên loạn, người bán bàng hoàng mất 6 triệu đồng/lượng sau giấc ngủ trưa
Chiều nay (12/8), giá vàng đảo chiều tăng mạnh lên 56 triệu đồng/lượng. Những người hốt hoảng mang vàng đi bán với giá 47 triệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư