-
Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo -
Mía đường Sơn La sắp chia cổ tức 200% -
Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ quý IV/2024 -
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu
Thanh khoản cạn kiệt ngày cận Tết
Sau phiên điều chỉnh cuối tuần trước, VN-Index bật mạnh trở lại thời điểm mở cửa phiên. Tuy nhiên, sau khi tiến gần sát mốc 1.062 điểm, chỉ số sàn HoSE nhanh chóng đảo chiều nhưng đã bật lên khá tốt khi chạm mốc 1.050 điểm. Thời gian chỉ số rơi xuống dưới mốc tham chiếu rất ngắn. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 2,77 điểm (+0,26%) lên 1.054,21 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,47%), xuống 209,67 điểm. UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 72,73 điểm.
Tuy nhiên, giao dịch trong phiên hôm nay giảm mạnh. Dòng tiền giao dịch lại “mất hút” với tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chỉ đạt hơn 9.600 tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu giao dịch nhiều nhất cũng chưa đến 400 tỷ đồng, đứng đầu là VPB (357 tỷ đồng), STB (326 tỷ đồng), HPG (320 tỷ đồng). Khối ngoại tiếp tục mua ròng với khối lượng khá lớn với giá trị mua ròng đạt 556 tỷ đồng. HPG vẫn được nhóm này giải ngân khá mạnh. Đây đã là phiên thứ 14 khối ngoại mua lại cổ phiếu của “ông lớn” ngành thép Hòa Phát.
Top 3 cổ phiếu được khối ngoại vào mua gồm HPG, CTG và chứng chỉ quỹ FUEVFVND đều đóng cửa trong sắc xanh. Còn top 3 cổ phiếu bị bán ròng cũng khá tình cờ khi giảm khá sâu, trên 1%. BID bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất (23 tỷ đồng) và kết thúc phiên giảm 1,56%. Kế đến là cổ phiếu DGC bị bán ròng trên 21 tỷ đồng và FRT (17 tỷ đồng). Cổ phiếu của FPT Retail giảm tới 2,9% kết phiên.
Cổ phiếu Vietcombank “gánh” thị trường
Số mã chứng khoán giảm giá áp đảo trên cả ba sàn với 373 mã giảm, 23 mã giảm kịch sàn. Trong khi đó, toàn sàn có 288 mã tăng và 33 mã tăng trần.
VN-Index có thể giữ được sắc xanh đến cuối phiên dựa phần lớn vào cổ phiếu Vietcombank. VCB tăng tới 3,45% sau thông tin kết quả kinh doanh năm 2022. Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng (1,15 triệu tỷ đồng) với mức tăng 19% so với năm 2021. Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank tăng 39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022, các chỉ số sinh lời đểu duy trì ở mức cao (Chỉ số ROAA và ROAE lần lượt 1,84% và 24,25%).
Đầu tháng 10/2022, giá cổ phiếu VCB có thời điểm chạm mốc 62.000 đồng, mức thấp nhất trong vòng hai năm. Giá cổ phiếu VCB đóng cửa phiên 9/1 trở về mốc 86.900 đồng, cao nhất kể từ tháng 2/2022. Với phiên giao dịch ấn tượng hôm nay, quy mô vốn hóa của Vietcombank đã trở lại vượt mốc 400.000 tỷ đồng sau khoảng thời gian dài “quán quân” vốn hóa của thị trường rơi khỏi mức trên. Chỉ riêng VCB đã góp tới 3,52 điểm tăng cho VN-Index.
Ở chiều ngược lại, “tội đồ” kéo VN-Index đi xuống là VIC, BID, MWG, SAB hay VPB. Giá cổ phiếu VIC giảm 1,96% trong phiên về còn 55.000 đồng/cổ phiếu, đang trở lại khá sát vùng đáy 5 năm (quanh 50.000 đồng).
-
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Chứng khoán VIX tiếp tục chào bán 79,8 triệu cổ phiếu mà cổ đông không mua -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
BaF Việt Nam nhận chuyển nhượng 40% vốn tại Sản xuất Rừng Xanh -
VN-Index ngắt mạch giảm, cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi