
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
Ý kiến này đã được VCCI đưa ra ngay từ khi xây dựng các nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh trước thời điểm 1/7/2016.
Cho đến văn bản mới nhất, VCCI vẫn giữ quan điểm kiểm soát điều kiện đối với các chủ thể kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy là không cần thiết, chưa hợp lý và là cản trở lớn đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
“Đề nghị bỏ “Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” ra khỏi Danh mục Luật Đầu tư sửa đổi, VCCI đã viết trong văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Lý do được nêu ra là mặc dù mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” là sản phẩm tác động đến sức khỏe, tính mạng của con người sử dụng, nhưng vấn đề cần kiểm soát đối với ngành, nghề kinh doanh này chính là đảm bảo việc sử dụng “mũ bảo hiểm” an toàn của người đi mô tô, xe máy. Điều này có thể kiểm soát thông qua việc yêu cầu về chất lượng sản phẩm trước khi được lưu hành trên thị trường.
Hơn thế, theo phân tích của VCCI thì, dù chủ thể sản xuất bằng dây chuyền, thiết bị, công nghệ nào bằng những người có trình độ năng lực ra sao thì sản phẩm cuối cùng trước khi đi ra thị trường cũng phải được kiểm duyệt để đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Hoạt động chứng nhận hợp quy này sẽ được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận sự phù hợp (một tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá năng lực và xác nhận đủ trình độ để chứng nhận hợp quy).
“Các quy định hiện hành là đủ để kiểm soát về chất lượng sản phẩm hàng hóa, đảm bảo cho các trật tự công không bị xâm phạm,”, kiến nghị của VCCI khẳng định.
Cùng trong nhóm được gọi là các trường hợp xác định không đúng đối tượng cần quản lý, VCCI đề nghị xem xét lại một số ngành như Xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
“Với những trường hợp mà bản thân quá trình sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh không tác động đến các lợi ích công cộng, nhưng các sản phẩm, hàng hóa là kết quả của quá trình đó lại có thể tác động đến trật tự công thì phương pháp quản lý thích hợp (và đang áp dụng) là các giới hạn kỹ thuật tối thiểu đối với sản phẩm, hàng hóa đó buộc phải đáp ứng nếu muốn tiêu thụ tại thị trường.Thường thì các sản phẩm sẽ được quản lý bằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật. Với cách tiếp cận như trên thì một số ngành, nghề kinh doanh trong Danh mục dường như đang nhắm vào kiểm soát rủi ro của sản phẩm, hàng hóa đầu ra và do đó là không cần thiết và không hợp lý”, VCCI giải thích rõ.

-
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi -
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội -
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai