
-
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc
-
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế
-
Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
-
Hải Phòng ra mắt tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” -
Vòng loại DIFF 2025: Hàn Quốc và Ý tạo ấn tượng dưới đêm mưa
Giá vé máy bay nội địa cao hơn vé quốc tế
Ngành du lịch nội địa Việt Nam trong mùa hè 2025 đang đối mặt với một loạt thách thức lớn khi giá vé máy bay tăng mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn của du khách. Cụ thể, mức giá vé máy bay từ các hãng hàng không nội địa đã leo lên mức cao ngất ngưởng, khiến một bộ phận du khách "quay xe", chuyển sang lựa chọn du lịch quốc tế bởi giá vé rẻ hơn và thủ tục đơn giản hơn.
Chị Hoàng Thu Trang, cư dân tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết gia đình chị đã lên kế hoạch du lịch biển vào mùa hè này nhưng lại phải đắn đo vì giá vé máy bay nội địa quá cao. Chị chia sẻ: "Vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội đi Nha Trang có giá 5,5 triệu đồng/người. Với gia đình 4 người, chỉ riêng vé máy bay đã tốn hơn 20 triệu đồng. Tổng chi phí chuyến đi sau khi tính thêm các khoản ăn uống, đi lại, tham quan có thể lên tới 35 - 40 triệu đồng, khiến tôi phải cân nhắc lại."
![]() |
Sự tăng cao của giá vé máy bay nội địa đã khiến nhiều du khách quyết định chuyển hướng sang các tour quốc tế. Ảnh: Uni tour |
Khảo sát của các sàn bán vé trực tuyến cho thấy, giá vé máy bay nội địa trong dịp cao điểm hè 2025 có xu hướng tăng vọt, thậm chí vượt qua cả nhiều chặng bay quốc tế. Đặc biệt, tuyến TP.HCM - Phú Quốc có giá vé khứ hồi dao động từ 6 - 8 triệu đồng, trong khi tuyến Hà Nội - Nha Trang có giá từ 4,5 - 6,5 triệu đồng.
Điều đáng ngạc nhiên là vé máy bay từ Việt Nam đi một số quốc gia châu Á lại rẻ hơn vé nội địa. Ví dụ, vé khứ hồi từ Hà Nội đi Busan (Hàn Quốc) có giá chỉ 4,8 triệu đồng, trong khi giá vé từ Hà Nội đến Bangkok (Thái Lan) dao động từ 3,2 - 5,7 triệu đồng.
Lý giải nguyên nhân khiến giá vé máy bay nội địa tăng cao, Giám đốc Công ty du lịch BestPrice Travel Nguyễn Văn Đạt cho biết: "Dịch vụ vận chuyển hàng không thường mang tính mùa vụ. Vào mùa hè, khi nhu cầu đi lại tăng đột biến, các hãng hàng không không thể đáp ứng đủ số chuyến bay tăng cường, khiến giá vé bị đẩy lên cao. Ngoài ra, các tuyến bay phổ biến trong dịp hè thường không có nhiều chuyến bay tăng cường, điều này dẫn đến tình trạng giá vé cao trong mùa cao điểm".
Tương tự, bà Nhữ Thị Ngần,Tổng giám đốc Hanoi Tourism cũng cho biết: "Mùa hè là thời điểm cao điểm của ngành du lịch, nhu cầu di chuyển của du khách tăng lên. Các hãng hàng không sẽ tận dụng cơ hội này để khai thác tối đa, do đó giá vé sẽ được điều chỉnh ở mức cao. Bản chất của ngành hàng không là cung cầu, khi nhu cầu lớn hơn nguồn cung, giá vé sẽ tăng".
Ngành du lịch nội địa tìm giải pháp
Sự tăng cao của giá vé máy bay nội địa đã khiến nhiều du khách quyết định chuyển hướng sang các tour quốc tế, đặc biệt là những nước không yêu cầu visa như Thái Lan, Malaysia hay Singapore. Nhiều du khách chia sẻ, sau khi so sánh giá vé từ Hà Nội đi Phú Quốc, họ thấy vé đi Thái Lan rẻ hơn nhiều nên đã quyết định đi Bangkok. Với giá tour quốc tế rẻ, họ còn được trải nghiệm cảm giác xuất ngoại khác biệt mà không phải chịu quá nhiều chi phí.
Hiện các tour quốc tế có mức giá tầm trung như Thái Lan, Singapore, Malaysia chiếm đến 60% tổng số tour bán ra trong dịp hè. Điều này cho thấy, với mức giá hợp lý và thủ tục đơn giản, các tour quốc tế đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách.
Trước tình trạng này, các chuyên gia du lịch đã đưa ra một số giải pháp để kích cầu du lịch nội địa. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề xuất các doanh nghiệp lữ hành có thể thiết kế các tour ngắn ngày, kết hợp với các phương tiện di chuyển như xe chất lượng cao, tàu hỏa, hoặc ô tô để giảm bớt chi phí vận chuyển. Cách tiếp cận này giúp du khách tiếp cận các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước mà không phải lo ngại về giá vé máy bay.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Vietravel Hà Nội cũng cho mạnh rằng sự kết nối chặt chẽ giữa ngành hàng không và ngành du lịch là vô cùng quan trọng. Các hãng hàng không có thể hỗ trợ các công ty du lịch bằng cách giảm tiền cọc, chia thành nhiều đợt thanh toán, và khuyến khích doanh nghiệp lữ hành thuê bao nguyên chuyến đối với các tuyến bay không có chuyến bay thương mại.
Nhằm giải quyết khó khăn cho ngành du lịch nội địa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP, yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, kích cầu và thu hút khách du lịch trong mùa hè 2025.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu phối hợp với Bộ Xây dựng để có phương án quản lý giá vé máy bay hợp lý, thúc đẩy du lịch trong nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành có thể duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn này.
Với các giải pháp linh hoạt từ phía Chính phủ và doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch nội địa vẫn có thể vượt qua khó khăn, thu hút du khách và phát triển bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp lữ hành cần nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không để đưa ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tiết kiệm chi phí cho du khách.

-
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe” -
Hải Phòng ra mắt tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” -
Vòng loại DIFF 2025: Hàn Quốc và Ý tạo ấn tượng dưới đêm mưa -
Hội An lọt Top 5 điểm đến chăm sóc sức khỏe hàng đầu châu Á -
Phú Quốc lọt Top 3 hòn đảo đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2025 -
Le Freeport: Kỳ quan đẳng cấp dành cho giới sưu tập thượng lưu -
Bến Tre phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh