
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
VEAM có các khoản góp vốn vào nhiều thương hiệu ô tô lớn tại Việt Nam như Toyota, Honda, Ford |
Hội đồng quản trị Tổng Công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) vừa ra Nghị quyết thống nhất thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 vào ngày 27/4 tới đây.
Bên cạnh việc thông qua các báo cáo hoạt động năm 2017, kế hoạch SXKD năm 2018..., chương trình Đại hội còn trình phương án đăng ký niêm yết chứng khoán trên sàn HOSE.
Trước đó, vào tháng 11/2017 VEAM đã công bố thông tin về việc Công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán VEA. Tổng số cổ phiếu đăng ký 1.328.800.000 cổ phiếu tương ứng tổng giá trị cổ phiếu đăng ký 13.288 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, vốn điều lệ VEAM sau cổ phần hóa lên tới 13.288 tỷ đồng, tương đương với 1,33 tỷ cổ phiếu lưu hành. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 678 triệu cổ phiếu, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động là 5,7 triệu đơn vị, chiếm 0,43% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 478 triệu đơn vị, chiếm 36% vốn điều lệ; và chào bán 167 triệu đơn vị công khai ra công chúng trong phiên, chiếm 12,57% vốn điều lệ.
Phiên IPO bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng của VEAM diễn ra 2016. Có hơn 167 triệu cổ phần được mang ra chào bán với giá khởi điểm 14.290 đồng/cổ phần. Kết quả 89,5% tổng số cổ phần được bán hết với giá đấu thành công bình quân 14.291 đồng/cổ phần, thu về 2.137 tỷ đồng.
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 24/1/2017, cổ đông Nhà nước nắm tỷ lệ 88,47% cổ phần, tức VEAM vẫn chưa có nhà đầu tư chiến lược.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2017, tính từ ngày 24/1/2017 đến 31/12/2017, tổng doanh thu của VEAM đạt 2.554,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 545,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 của VEAM giảm mạnh so với năm 2016 (năm 2016 đạt 7.958 tỷ đồng) do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh. Năm 2016, VEAM có 10.201 tỷ đồng cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư nhưng đến năm 2017, khoản mục này chỉ ghi nhận 799 tỷ đồng.
VEAM có khoản đầu tư vào 12 công ty con, 6 công ty liên kết, trong đó nổi bật là khoản góp 30% vốn điều lệ của Honda Việt Nam và 20% vốn Toyota Việt Nam.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới