
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
VEAM hiện sở hữu cổ phần tại các liên doanh lớn như Honda, Toyota, Ford (Ảnh: K.T) |
Tại phiên đấu giá, hầu hết các lệnh mua đều được đặt ở mức giá khởi điểm 14.290 đồng/cổ phiếu, có những lệnh có đặt mua cao hơn 15.500 - 16.520 đồng/cổ phiên, tuy nhiên khối lượng cổ phiếu mua khá thấp, từ 1.000 - 2.000 cổ phiếu.
Kết quả, 240 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá đều đã mua thành công số lượng đặt mua, trong đó bao gồm 15 tổ chức và 225 cá nhân. Cá biệt, một nhà đầu tư đã mua thành công 79.728.000 cổ phần, chiếm 47,7% số cổ phần chào bán.
Với giá đấu thành công trung bình là 14.291 đồng/cổ phần và 149.493.500 cổ phần được bán ra, VEAM thu về 2.136,36 tỷ đồng.
Phiên IPO VEAM được xem là phiên IPO lớn nhất năm 2016 bởi quy mô vốn hóa thị trường lên tới 19.000 tỷ đồng.
Sức hấp dẫn của VEAM còn nằm ở chỗ công ty đang ăn nên làm ra nhờ sở hữu vốn tại nhiều doanh nghiệp, công ty con và các thương hiệu liên doanh lớn. Cụ thể, VEAM có 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 12 công ty con và 9 công ty liên doanh, liên kết.
Đáng chú ý nhất, VEAM đang sở hữu 30% vốn tại liên doanh với Honda Việt Nam, 20% vốn tại liên doanh Toyota Việt Nam và sở hữu 25% vốn của Ford Việt Nam thông qua một công ty con mà VEAM đang sở hữu 100% vốn. Tổng vốn đầu tư vào 3 đơn vị này ban đầu chỉ là 558 tỷ đồng, song đến cuối năm 2014 đã tăng lên gần 8.400 tỷ đồng, tăng gấp 15 lần. Chưa kể, hàng chục năm qua, các liên doanh này đã trả cho VEAM cả chục ngàn tỷ đồng cổ tức.
Với việc thống lĩnh và nắm giữ 70% thị phần xe máy tại Việt Nam, Honda Việt Nam cũng chính là đơn vị mang lại nhiều giá trị thặng dư nhất cho VEAM về giá trị khoản vốn đầu tư và tiền cổ tức hàng năm. Từ khoản góp vốn ban đầu 253 tỷ đồng, khoản đầu tư này đã trở thành hơn 7.100 tỷ đồng. Năm 2015, VEAM nhận được 3.390 tỷ đồng tiền cổ tức thì có 2.677 tỷ đồng từ Honda Việt Nam và 678 tỷ đồng từ Toyota Việt Nam. Các khoản vốn góp tại 3 liên doanh này có hiệu lực trong 40 năm và đều mới chỉ đi hết nửa chặng đường.
Bên cạnh đó, VEAM cũng sở hữu quỹ đất rộng lớn hàng trăm nghìn mét vuông ở nhiều tỉnh trong cả nước dưới hình thức thuê đất từ vài chục năm đến vĩnh viễn.
Sau phiên IPO này, VEAM sẽ chính thức đàm phán với các nhà đầu tư lớn khác để lựa chọn cổ đông chiến lược dựa trên mức giá đấu thành công từ phiên IPO. Giá bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ không thấp hơn giá bán thấp nhất.
Theo các thông tin trên thị trường, Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) hiện là doanh nghiệp tha thiết nhất trong việc mua lại 36% cổ phần mà VEAM chào bán cho nhà đầu tư chiến lược. Vinamco cũng là doanh nghiệp đã chi ra 1.250 tỷ đồng để mua lại 97,7% cổ phần của Tổng công ty Vinamotor từ Bộ Giao thông vận tải hồi đầu năm nay.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort