
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Tiến độ xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam trong 10 năm gần đây có bước tiến lớn khi hoàn thành được 1.074 km, gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. |
Quyết tâm sớm cụ thể hóa mục tiêu “đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông” được thể hiện rõ tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tổ chức vào đầu tuần này.
Đây là cuộc họp do đích thân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, với sự tham dự của bộ trưởng các bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, cùng Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, Chủ tịch UBND hơn 40 tỉnh, thành phố.
Trước đó, Bộ GTVT - cơ quan được giao chuẩn bị Đề án và Văn phòng Chính phủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung để qua cuộc họp kéo dài 1 ngày này sẽ truyền tải được thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời ghi nhận những ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm hay, qua đó hoàn thiện sâu sắc hơn Đề án.
Cần phải nói thêm rằng, từ tháng 4/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với mũi đột phá hạ tầng này khi có tới 3 lần làm việc với Bộ GTVT để bàn về Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Một trong những quan điểm xuyên suốt của người đứng đầu Chính phủ khi chỉ đạo Bộ GTVT xây dựng Đề án là việc hoàn thành 5.000 km đường cao tốc sau 10 năm tới phải là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Chính vì vậy, cần quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, của người dân, của ngân hàng và cả hệ thống chính trị.
Trên thực tế, đường bộ cao tốc là công trình cấp kỹ thuật cao nhất trong hệ thống đường bộ hiện nay. Thực tế quá trình đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống đường bộ cao tốc của nước ta giai đoạn 2001 - 2020; kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới đã chỉ ra rằng, đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc là tất yếu khách quan, tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng và cả nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đảm bảo quốc phòng an ninh và góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Có thể nhận định rằng, tiến độ xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam trong 10 năm gần đây có bước tiến lớn khi hoàn thành được 1.074 km, gấp 10 lần so với 10 năm trước đó.
Mặc dù vậy, để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cả nước sẽ phải hoàn thành thêm khoảng 4.000 km đường cao tốc, gấp gần 4 lần giai đoạn trước. Đây là thách thức lớn trong tổ chức thực hiện.
Từ kinh nghiệm của 20 năm trước, nhất là 10 năm trở lại đây, để triển khai thành công Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, bên cạnh quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cần có thêm giải pháp đột phá trong phân cấp, phân quyền; thủ tục đầu tư; giải phóng mặt bằng; huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, hợp tác công - tư theo hình thức hợp đồng BOT tham gia đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.
Điều này càng đòi hỏi các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 phải quán triệt nguyên tắc: “Suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn”.
Cùng với việc tiếp thu ý kiến góp ý xác đáng của các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp, đơn vị xây dựng Đề án cũng cần tiếp tục tính toán, xác định rõ thứ tự ưu tiên để lựa chọn, triển khai trước những dự án cấp bách, đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào thời điểm thích hợp; đề xuất giải pháp huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện…
Đây chính là những cơ sở để có được Đề án Thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 với tính khả thi cao, thực sự là kim chỉ nam cho hành trình xây dựng 4.000 đường cao tốc trong 5 - 10 năm tới. Đây cũng là một trong những tiền đề đưa đất nước sở hữu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề cập.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới