-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Y án
Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 6844/VPCO - V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình liên quan đến Kết luận thanh tra một số dự án BT, BOT trên địa bàn TP. Hà Nội.
Cụ thể, Phó thủ tướng đồng ý nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản 1422/KL-TTCP ngày 6/6/2017 (Kết luận số 1422) về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn TP. Hà Nội.
Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài. |
Cần phải nói thêm, sau gần 2 năm tiến hành thanh tra tại UBND TP. Hà Nội, các cơ quan quản lý hợp đồng; kiểm tra, xác minh các nội dung thanh tra đối với các nhà đầu tư, Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất bản Kết luận số 1422 với 33 trang A4, chưa tính hệ thống phụ lục đính kèm.
Một điểm rất đáng lưu ý là khác với nhiều địa phương hay dành ưu tiên cho các dự án BOT, toàn bộ 63 dự án huy động vốn ngoài ngân sách trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường tại Hà Nội tính đến năm 2012 đều được triển khai theo hình thức BT - đổi đất lấy hạ tầng.
Con số này hiện giảm xuống 24 dự án sau đợt rà soát của TP. Hà Nội vào năm 2014, nhưng cũng đều được thực hiện theo hình thức BT. Trong số này, 17 dự án đã ký hợp đồng, 6 dự án đã lựa chọn xong nhà đầu tư, 1 dự án đang thực hiện các thủ tục xin chấp thuận đề xuất dự án.
Do số lượng dự án BT tại Hà Nội khá nhiều, nên Thanh tra Chính phủ chỉ chọn đưa vào tầm ngắm 7 dự án BT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường quy mô lớn, đã cơ bản hoàn thành.
Việc Thanh tra Chính phủ đã nhiều lần phải dùng các cụm từ “thiếu trách nhiệm”, “thiếu chặt chẽ” đối với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị quản lý hợp đồng; hạn chế về năng lực tài chính, kinh nghiệm đối với nhà đầu tư tại Kết luận số 1422 cho thấy tính chất nghiêm trọng của các vi phạm, khuyết điểm tại 7 dự án BT này.
Lỗi chủ quan
Mặc dù đã giảm nhẹ trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương khi nêu ra nguyên nhân thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của nhà đầu tư, tuy nhiên Thanh tra Chính phủ đã khẳng định đối tượng phải chịu trách nhiệm chính là UBND TP. Hà Nội giai đoạn trước năm 2012 trong cả hai vai trò là cấp quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ khẳng định, UBND TP. Hà Nội chưa thực hiện đúng quy định về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT lĩnh vực giao thông và môi trường, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư (không có đủ số lượng nhà đầu tư tham gia để thực hiện lựa chọn), làm giảm hiệu quả đầu tư.
UBND TP. Hà Nội cũng bị quy trách nhiệm trong việc chưa thực hiện đúng quy định về việc lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 78/2007/NĐ-CP; Điều 9, Điều 10, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
“Việc không tuân thủ quy định nêu trên, dẫn đến các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các dự án, lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi để kêu gọi đa dạng các thành phần kinh tế tham gia, hạn chế số lượng các nhà đầu tư tiềm năng có thể tham gia vào các dự án, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng”, Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh khẳng định.
Thực tế, đến thời điểm thanh tra, trong 15 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội chỉ có 1 dự án được lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu (có sơ tuyển), 14 dự án còn lại, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư; thẩm định, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ; lựa chọn ký hợp đồng để thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định
Các dự án được kiểm tra khi trình xin chủ trương lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức chỉ định thầu đều có chung lý do cơ bản là do tính cấp bách, cấp thiết. Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội không thực hiện đúng quy trình, quy định và không có tài liệu chứng minh, làm rõ thực trạng, mức độ chính xác của việc cấp bách, cấp thiết khi chỉ định nhà đầu tư thực hiện các dự án này.
Từ sơ hở này dẫn tới việc một số nhà đầu tư tại thời điểm được thẩm định, đánh giá và lựa chọn để thực hiện dự án trong khi năng lực về tài chính hạn chế, không đảm bảo năng lực.
Hệ lụy của việc chuẩn bị đầu tư chưa kỹ, lựa chọn nhà đầu tư không chuẩn đã khiến hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ so với yêu cầu, một phần do nguyên nhân năng lực về huy động vốn, bố trí vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án của nhà đầu tư yếu kém không đảm bảo theo tiến độ giải ngân cam kết mà nổi cộm là Dự án Đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; Dự án Đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An....
Với những sai sót này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội thực hiện việc xử lý trách nhiệm đối với các sở, ban, ngành chức năng, các cơ quan quản lý hợp đồng BT và các tố chức, cá nhân thuộc UBND TP. Hà Nội, đã có khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra liên quan đến quá trình tham mưu, quản lý, giám sát, thực hiện hợp đồng.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025