-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
![]() |
Một trong hai phương án hướng tuyến hầm chui qua sông Hàn |
Trước đó, việc Đà Nẵng vừa công bố lựa chọn hầm chui qua sông Hàn nhận được nhiều dư luận trái chiều giữa các ý kiến đồng thuận và phản bác. Tại buổi họp báo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ và Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Lê Văn Trung dành nhiều thời gian để giải đáp.
Theo ông Trung, việc đầu tư công trình giao thông qua sông Hàn đoạn giữa cầu sông Hàn và cầu Thuận Phước là cấp thiết, phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và nhu cầu giao thông, tốc độ phát triển mật độ phương tiện ngày càng cao. Để đi đến lựa chọn phương án hầm, thành phố dành hơn 1 năm nghiên cứu, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trên cơ sở “lắng nghe, cầu thị” qua các buổi hội thảo, thảo luận, báo cáo, tổ chức thi tuyển…
“Với đặc thù sông Hàn, phương án hầm có nhiều ưu điểm hơn phương án cầu. Hầm vừa đảm bảo tính chất lâu dài, vừa có tầm nhìn dài, phù hợp với giao thông tại vị trí gần cửa biển trong mùa mưa gió, không vỡ cảnh quan sông Hàn khu vực này, vừa đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối giao thông ngầm trong tương lại; phù hợp với khoảng không gian mặt nước để phục vụ khai thác cảnh quan, hoạt động lễ hội du lịch”, ông Trung phân tích.
Ông Huỳnh Đức Thơ cho rằng, ý kiến của hội đồng chấm chọn phương án thiết kế công trình giao thông qua sông Hàn đã chỉ rõ, nếu làm cầu sẽ mất không gian mặt nước và hai bên đầu cầu (trong bán kính bảo vệ cầu), đồng thời rất khó xử lý nút giao thông phía đường bạch Đằng.
Theo ông Thơ, áp lực mật độ dân cư hai bờ sông Hàn, phương tiện lưu thông nội thị đang ngày một gia tăng. Tính riêng 5 năm trở lại đây, phương tiện tăng gấp đôi. 10 năm nữa chắc chắn phải tăng gấp 2-3 lần. Mỗi ngày thành phố phải ký 3-4 giấy phép xin xây cao ốc, căn hộ, trung tâm thương mại nên nếu không giải quyết bài toán về công trình qua sông Hàn ở đây sẽ bị chậm trễ.
Vấn đề băn khoan về kỹ thuật làm hầm chui, ông Thơ cho hay: thế giới và cả Việt Nam đã và đang áp dụng phổ biến công nghệ hầm chui. So với hầm Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh), giải pháp thi công hầm chui sông Hàn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn do nền đất ổn định (cát và đất sét, trong khi hầm Thủ Thiêm nền đất yếu) và chỉ sâu 5-6m (hầm Thủ thiêm sâu 16-18m).
Việc có ít phương án thiết kế hầm (2 phương án) so với thiết kế cầu (7 phương án) tại cuộc thi phương án đầu tư công trình giao thông vượt sông Hàn (từ tháng 9-10/2016), theo ông Thơ, do tính chất “hiện” nên cầu dễ dàng thể hiện thể hiện bằng các hình thức, kiểu dáng. Còn hầm “ẩn” vào trong nên rất khó để thiết kế.
Trong tổng số 16 thành viên Hội đồng thi tuyển, có 8 thành viên đề nghị lựa chọn giải pháp hầm, còn lại 5 thành viên chọn xây cầu và 3 ý kiến khác.
![]() |
Ông Trung phân tích nhiều ưu điểm hầm chui qua sông Hàn sau khi nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc công trình qua sông Hàn. |
|
“Thông tin Đà Nẵng lựa chọn hầm chui cách vội vã, gấp gáp là không chính xác. Thành phố nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong thời gian dài cùng hàng loạt cuộc họp, lấy ý kiến thường vụ Thành ủy”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh. Trong tuần này, Thường vụ Thành ủy tiếp tục họp vấn đề nguồn vốn đầu tư hầm. Đây là cuộc họp thứ 4 ở cấp Thường vụ Thành ủy, để có thể đưa ra những quyết định cuối cùng về công trình giao thông qua sông Hàn, trước khi tiếp tục thông qua ở cấp HĐND.
Theo ông Xuân Anh, xây hầm là phương án “nhân văn”, hỗ trợ người dân di chuyển trong điều kiện thiên tai, mưa bão. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng cho rằng: Làm hầm tốn hơn khoảng trên dưới 1.000 tỷ đồng so với xây cầu, nhưng vấn đề là tính hiệu quả, hữu dụng. Nhanh nhất năm 2018 công trình mới có thể khởi công, mất 5-7 năm mới có thể hoàn thành, khi đó điều kiện kinh tế- xã hội sẽ thay đổi, giao thông phải đi trước mở đường.
Lãnh đạo Đà Nẵng khẳng định: Trên cơ sở nghiên cứu kỹ, lắng nghe nhiều kênh ý kiến, tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy ngày 18/10 vừa qua, đã thống nhất cao chọn phương án hầm qua sông Hàn với nhiều ưu điểm, đồng thời là phương án có tính chất chiến lược, tầm nhìn xa, không phá vỡ cảnh quan sông Hàn khu vực này.

-
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu? -
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng