Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Vì sao DN Singapore chưa đầu tư vào y tế Việt Nam?
Chí Tín - 13/08/2014 12:16
 
Singapore là quốc gia có nền y tế phát triển và nhiều tập đoàn y tế lớn, nhưng hiện các nhà đầu tư y tế Singapore vẫn chưa “đổ bộ” vào Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam - Singapore: Một hình mẫu quan hệ đối tác
Du lịch khám chữa bệnh: Mảnh đất hoang màu mỡ?
Du lịch chữa bệnh: Tỷ đô nhưng chưa dễ thu tiền
Bệnh viện Quốc tế Đại An sắp nhận giấy phép đầu tư
Đi Hàn Quốc du lịch và chữa bệnh

Tuy nhiên, khi cơ chế mới tính đủ viện phí, giá các dịch vụ... trong khối bệnh viện công được Bộ Y tế thực hiện, thì tình hình có thể sẽ khác.

  Vì sao DN Singapore chưa đầu tư vào y tế Việt Nam?  
  Có nền y tế phát triển và nhiều tập đoàn y tế lớn, nhưng nhà đầu tư Singapore vào lĩnh vực y tế của Việt Nam chưa nhiều  

Cách đây hơn 1 năm, một tổ chức y tế của Singapore là Chandler Corporation đã đặt chân vào thị trường y tế Việt Nam thông qua việc mua lại 80% cổ phần tại Bệnh viện Hoàn Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là khoản đầu tư làm tăng vốn nước ngoài vào y tế, mà chỉ thuần túy là một thương vụ chuyển nhượng cổ phần của Fortis Healthcare (Ấn Độ) tại Bệnh viện Hoàn Mỹ.

Sau thương vụ chuyển nhượng trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực y tế nói chung, đầu tư của nhà đầu tư Singapore vào y tế nói riêng chưa có dấu hiệu khởi sắc nào đáng kể.

Trên thực tế, cũng đã có một số tập đoàn y tế Singapore đến tìm hiểu thị trường Việt Nam từ khá lâu, nhưng vẫn chỉ dừng ở cấp văn phòng đại diện.

Một trong số đó là Parkway Hospitals. Đây là tập đoàn y tế lớn của Singapore đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam từ 10 năm nay và đến nay, vẫn chỉ dừng lại ở cấp này. Mới đây, ông Ben Taat Alias, Trưởng đại diện Parkway tại Hà Nội chia sẻ, Parkway sẽ là tập đoàn y tế đầu tiên của Singapore đầu tư vào bệnh viện tại Việt Nam.

Ngoài Parkway, cũng đang có một số bệnh viện của Singapore có đầu mối đại diện tại Việt Nam, như Bệnh viện Đa khoa Quốc gia Singapore, Bệnh viện Đa khoa Changi Singapore, Viện Ung thư Quốc gia Singapore, Viện Tim Quốc gia Singapore, Viện Mắt Quốc gia Singapore, Viện Thần kinh Quốc gia Singapore… Tuy nhiên, tất cả các tổ chức trên cũng mới chỉ hợp tác đơn lẻ với đối tác Việt Nam, hoặc mở văn phòng đại diện, chứ chưa rót vốn thành lập bệnh viện.

Tình hình đầu tư của Singapore nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung vào y tế chưa sôi động dường như là một nghịch lý, bởi tại Việt Nam, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn, hệ thống bệnh viện lại luôn trong tình trạng quá tải. Đặc biệt, nhiều người Việt Nam đã dành những khoản tiền lớn để đi chữa bệnh tại Singapore.

Song, tình trạng quá tải chỉ dồn lên khối y tế công lập, trong khi công suất sử dụng giường bệnh trong khối y tế tư nhân vẫn đạt thấp, chỉ khoảng 40 - 60%. Điều này cho thấy, đầu tư vào y tế không hề là “ngon ăn” như nhiều người lầm tưởng. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này do chênh lệch giá dịch vụ y tế giữa khối công lập và khối tư nhân vẫn còn khá lớn.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, theo lộ trình tăng giá viện phí, giá các dịch vụ... tại khu vực bệnh viện công lập của Bộ Y tế, sức hấp dẫn trong việc đầu tư tư nhân và đầu tư của các nhà đầu tư Singapore vào y tế Việt Nam sẽ tăng lên.

Dự kiến, giá viện phí trong khối y tế công lập sẽ được điều chỉnh tăng dần từ năm 2014 và sau năm 2018 sẽ được tính đúng, tính đủ.

Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, việc điều chỉnh giá viện phí sẽ theo hướng chuyển dần việc cấp ngân sách cho bên cung cấp dịch vụ (là bệnh viện) sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng (người dân) bằng cách dùng ngân sách hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Có nghĩa là, thay vì Nhà nước đầu tư trợ giá cho y tế công lập như trước đây, thì nay sẽ hỗ trợ thông qua bảo hiểm y tế.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư