Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 07 năm 2024,
Vì sao Dự án LNG Cà Ná và Khu công nghiệp Cà Ná chưa được triển khai
Nguyễn Toàn - 12/07/2024 12:28
 
Theo Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, Dự án LNG Cà Ná do đấu thầu quốc tế rộng rãi nên phải làm chặt chẽ. Trong khi Dự án Khu công nghiệp Cà Ná, Thủ tướng chưa chấp thuận thành lập.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XI chiều ngày 11/7.

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã thông tin về việc triển khai một số dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh

Theo đó, đối với Dự án Thủy điện tích năng Phước Hòa và Bác Ái, được xác định là dự án quan trọng cấp quốc gia, trọng điểm của ngành năng lượng; đến nay, Dự án Thủy điện tích năng Phước Hòa đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp quyết định chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện dự án.

Đối với Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Dự án đã được Thủ tướng chấp thuận cho tỉnh Ninh Thuận quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên 46 ha rừng phòng hộ sang mục đích khác để thực hiện dự án. Dự kiến, EVN sẽ khởi công dự án trong tháng 10/2024 EVN.

Ông Nam cho biết, hiện các chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục liên quan để đẩy nhanh tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với Dự án LNG Cà Ná công suất 1.500 MW, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho hay, công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có chậm so với kế hoạch đề ra do phải thực hiện các quy định mới của pháp luật về đấu thầu.

“Hiện công tác thẩm định hồ sơ mời thầu đã hoàn thành, dự kiến trong tháng 7/2024 sẽ phát hành hồ sơ mời thầu theo quy định”, ông Nam nói.

Thông tin thêm về nguyên nhân việc lựa chọn chủ đầu tư chậm, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đánh giá, đây là 1 dự án rất khó, cả nước hiện có 12 dự án LNG nhưng chỉ có 1 đến 2 dự án triển khai. Tuy nhiên, mô hình lại không giống Ninh Thuận.

“Ninh Thuận phải đấu thầu quốc tế rộng rãi, các dự án khác không như thế; cho nên liên quan đến các quy định pháp luật phải làm hết sức kỹ lưỡng, bảo đảm an toàn tuyệt đối từ khâu đầu tiên đến cuối cùng cho nên có chậm”, ông Nam lý giải.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Ninh Thuận cũng chia sẻ, khó khăn nổi lên nổi lên của các dự án điện gió, thủy điện có phương án đấu nối với điện lưới 110kV là hiện không có trong Quy hoạch điện VIII và quy hoạch của tỉnh.

Cụ thể là Dự án Điện mặt trời Phước Thái 2 và 3 do EVN làm chủ đầu tư không nằm trong kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII nên chưa có cơ sở triển khai. Hiện Bộ Công thương đang trình Thủ tướng bổ sung kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII (đợt 2) đối với 2 dự án này.

“Thời gian tới UBND tỉnh sẽ ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII, tập trung chỉ đạo tháo gỡ về thủ tục điện lực, sớm lựa chọn nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió, đẩy nhanh hòa lưới điện dự án năng lượng chuyển tiếp, hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư Dự án LNG Cà Ná, chú trọng hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho các Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái và Phước Hòa, tiếp tục nghiên cứu thành lập trung tâm công nghiệp dịch vụ tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận…”, ông Nam nêu giải pháp

Đối với Dự án Khu công nghiệp Cà Ná, ông Nam đề cập là hiện chưa được Thủ tướng chấp thuận thành lập. “3 năm rồi tỉnh Ninh Thuận theo đuổi dự án này, đến nay chưa được vì vướng một số công việc”, ông Nam bổ sung.

Chủ tịch Ninh Thuận yêu cầu xử lý loạt kiến nghị của doanh nghiệp sau hội nghị đối thoại
Đối với các kiến nghị về hạ tầng Khu công nghiệp Thành Hải và Cụm công nghiệp Quảng Sơn, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các cơ quan liên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư