Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vì sao nhiều ngân hàng “hụt hơi” lợi nhuận?
Thùy Vinh - 27/02/2015 15:17
 
Trong khi không ít nhà băng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2014, thì vẫn còn một số ngân hàng “hụt hơi” so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng vẫn hưởng mức chênh lệch lãi suất 6 - 7%/năm
Lợi nhuận ngân hàng 'mỏng' vì nợ xấu
Ngân hàng ngoại kiếm bộn nhờ kinh doanh ngoại tệ
Nhà băng lãi lớn từ cho vay nhỏ
Lợi nhuận tăng, lương nhân viên ngân hàng vẫn vậy
Năm 2014, lợi nhuận của Exim bank chỉ đạt 56 tỷ đồng do trích lập dự phòng nợ xấu tăng cao

Năm 2014, lợi nhuận của Exim bank chỉ đạt 56 tỷ đồng do trích lập dự phòng nợ xấu tăng cao

Từ dự phòng nợ xấu tăng mạnh…

Gây bất ngờ nhất có lẽ là Eximbank, khi cả năm, Ngân hàng chỉ lãi vỏn vẹn 56 tỷ đồng. Con số này chỉ tương đương 3% kế hoạch là 1.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này càng khiêm tốn so với kết quả thực hiện của những năm trước, khi Eximbank luôn nằm trong nhóm những ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ. Nguyên nhân là trong năm qua, Eximbank phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 869 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ 2013.

Quan điểm của Eximbank là phải đảm bảo an toàn trong hoạt động, nên phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ dù phải hy sinh lợi nhuận. Nợ xấu của Ngân hàng đã tăng lên 2,46% từ mức 1,98% vào cuối năm 2013, dù dư nợ tín dụng  của Eximbank đến cuối năm qua chỉ tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.

“Ngoài những quy định chung về phân loại nợ và trích dự phòng, ngân hàng hiểu rõ chất lượng từng khoản cho vay của mình nhất. Vì vậy, tùy vào chiến lược của từng ngân hàng, mà mức trích lập này sẽ nhiều hay ít”, lãnh đạo Eximbank cho biết.

Dù nợ xấu giảm về 2,51% từ mức 2,82% cuối năm 2013 và lợi nhuận trước dự phòng đạt 1.836 tỷ đồng, tăng trưởng tới 93%, nhưng với chiến lược kinh doanh thận trọng, VIB đã dành đến 1.188 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Do vậy, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 648 tỷ đồng, đạt 201% so với kế hoạch do ĐHCĐ giao từ đầu năm. Các quỹ dự phòng VIB tiếp tục tăng trưởng, với số dư tại thời điểm 31/12/2014 đạt trên 2.000 tỷ đồng. 

… đến thu nhập lãi thuần giảm mạnh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2014 của Sacombank, đến cuối năm 2014, Ngân hàng có tổng tài sản 189.802 tỷ đồng, tăng hơn 28.400 tỷ đồng, tương đương tăng 17,6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 128.015 tỷ đồng, tăng trưởng 15,8% so với cùng kỳ. Huy động vốn khách hàng tăng 23,9%, đạt 163.057 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận thuần cả năm tăng 11,6%, đạt 3.789 tỷ đồng. Nợ xấu của Sacombank đến cuối năm 2014 giảm nhẹ so với đầu năm, ở mức 1.522 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,19% trên tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế cả năm của Ngân hàng đạt 2.826 tỷ đồng, giảm 4,6% so với kết quả của năm 2013.

Theo giải trình của Sacombank, lợi nhuận giảm chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm mạnh. Theo đó, dư nợ dù tăng cao, nhưng lãi suất cho vay giảm nên thu nhập lãi giảm.

Tỷ lệ nợ xấu của OCB đến cuối năm 2014 được kiểm soát ở mức 2,85%, giảm 0,07% so với 2013. Nhưng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng chỉ đạt 303 tỷ đồng, đạt khoảng 84% kế hoạch đề ra (360 tỷ đồng).

Nhận định về bức tranh kinh tế 2015, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, kinh tế năm nay vẫn được dự báo có mức phát triển ổn định với mức tăng GDP vào khoảng 6%, lạm phát sẽ được ổn định ở mức thấp cỡ khoảng 4,6%; tỷ giá, lãi suất vẫn theo xu hướng ổn định và không có biến động đặc biệt.

Tuy nhiên, hoạt động M&A trong năm nay sẽ sôi động hơn, kể cả ngành tài chính - ngân hàng. Hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2015 có nhiều cơ hội, nhưng thách thức vẫn chực chờ, nhất là trong giai đoạn ngành đang đẩy mạnh tái cơ cấu, nên chưa thể kỳ vọng tăng trưởng mạnh về lợi nhuận.

Vì thế, các nhà băng tỏ ra cân nhắc khi đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2015. Chẳng hạn, Eximbank dự kiến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay là 1.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 2014. Hay Sacombank, NamA Bank dự kiến lợi nhuận không cao hơn nhiều so với mức thực hiện của 2014, lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 400 tỷ đồng.

Nhà băng khó có cửa lãi đậm năm 2015

Mục dù một số nhà băng đạt kế hoạch kinh doanh 2014, song chỉ tiêu dự kiến trình ĐHCĐ năm nay cũng ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân được lãnh đạo các nhà băng đưa ra là do nợ xấu tăng, giải pháp xử lý hiệu quả nhất là trích lập dự phòng. Vì thế, lợi nhuận thu về bị teo tóp nên khó có thể kỳ vọng được chỉ tiêu cao khi tín dụng khó tăng.

Cổ đông không cổ tức, nhân viên 'nhịn' thưởng Tết

Kết thúc năm tài chính 2014, không ít ngân hàng báo lãi vượt chỉ tiêu đưa ra, tuy nhiên, mức lợi nhuận còn lại sau trích lập dự phòng của nhiều nhà băng rất ít. 

Lãi khủng, nhiều ngân hàng vẫn nói “không” với cổ tức

Trước bối cảnh thị trường khó khăn, nợ xấu không ngừng tăng, buộc phải hy sinh lợi nhuận trích dự phòng rủi ro, nhiều ngân hàng cho biết, có thể sẽ không còn lợi nhuận để chia cổ tức 2014 và có thể cả năm 2015.

Ngân hàng lãi lớn từ đâu?

() Lãi khả quan nên ngay từ tháng 1/2015, các ngân hàng đã dồn dập báo lãi năm 2014. Những con số bất ngờ về lợi nhuận cho thấy góc sáng tối trong hoạt động ngân hàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư