Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 09 tháng 10 năm 2024,
Vì sao Nhựa Tiền Phong xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước?
Thu Lê - 28/08/2019 08:00
 
Duy trì chính sách ổn định về giá, linh hoạt trong chiết khấu, thường xuyên hỗ trợ, đồng hành với các đơn vị bán hàng... là cách mà Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Nhựa Tiền Phong) đã thực hiện để xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 15.000 đơn vị bán hàng.

Nhận áp lực về phía mình

Cuộc chạy đua cạnh tranh về giá trong ngành ống nhựa ngày càng "nóng" bởi sự "lấn sân" của một số doanh nghiệp ngành thép, tôn… Chưa kể, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa nguyên sinh chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của Công ty, nên trong giai đoạn năm 2017 - 2018, giá hạt nhựa tăng mạnh đã làm gia tăng chi phí sản xuất. Những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến biên lợi nhuận gộp của Nhựa Tiền Phong nói riêng cũng như các doanh nghiệp ngành nhựa nói chung.…

Tại Hội nghị khách hàng thường niên năm 2019 mới được tổ chức, ông Chu Văn Phương, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Nhựa Tiền Phong đã chia sẻ với các trung tâm phân phối và các đơn vị bán hàng về áp lực mà công ty phải đối mặt trong thời gian qua.

"Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, thì trong gần 4 năm qua, dù chi phí luôn tăng nhưng giá thành các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong không hề tăng. Hơn thế, Công ty còn duy trì chính sách chiết khấu linh hoạt để đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị bán hàng. Đối với các dự án lớn, Nhựa Tiền Phong đã hỗ trợ nhà phân phối hoàn thiện thủ tục và đấu thầu... ", ông Phương cho hay.

Nhựa Tiền Phong luôn đầu mạnh vào các dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhựa Tiền Phong luôn đầu mạnh vào các dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh.

Luôn đồng hành

Chia sẻ thêm về những nỗ lực của Nhựa Tiền Phong trong việc đảm bảo quyền lợi cho gần 15.000 đơn vị bán hàng của Công ty, ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền Phong cho biết, song song với các hoạt động phát triển kinh doanh, Công ty còn triển khai nhiều phương án để hỗ trợ phát triển bán hàng cũng như bảo vệ quyền lợi tối đa của các đơn vị trong hệ thống.

Cụ thể, Công ty triển khai khảo sát thị trường và dịch vụ định kỳ 1 năm 2 lần để tiếp thu các ý kiến, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời về quyền lợi và nâng cao dịch vụ. Cùng với đó, Nhựa Tiền Phong còn phối hợp với các đơn vị bán hàng để thực hiện tốt chính sách hậu mãi, nhanh chóng giải quyết chu đáo các khiếu nại của khách hàng để đảm bảo uy tín của Nhựa Tiền Phong cũng như các đơn vị bán hàng. 

Việc tổ chức chuỗi Hội thảo kỹ thuật và ứng dụng sản phẩm mới tại các địa phương luôn được thực hiện hàng năm. Riêng năm 2019, Hội thảo kỹ thuật đã được tổ chức tại 10 địa phương ở miền Bắc như: Sơn La, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… Đây là dịp để các chuyên gia kĩ thuật của Công ty giới thiệu đến các đơn vị bán hàng, thợ thi công về những sản phẩm mới ra mắt.

Công ty cũng sẽ tiếp tục duy trì việc tổ chức nhiều sự kiện để tri ân các đơn vị bán hàng, như: Tổ chức Hội nghị khách hàng thường niên, tổ chức du lịch nước ngoài, tặng quà cho các đơn vị bán hàng có doanh thu, doanh số cao… Qua từng năm, chất lượng và quy mô của các chương trình này ngày càng được nâng lên, thể hiện tình cảm khăng khít của Công ty với những bạn hàng thân thiết.

Nhựa Tiền Phong khởi công xây dựng cầu nối yêu thương bản Nhiệt tại Hà Giang.
Nhựa Tiền Phong khởi công xây dựng cầu nối yêu thương bản Nhiệt tại Hà Giang.

Mối gắn kết của Nhựa Tiền Phong với các trung tâm phân phối, đơn vị bán hàng còn khăng khít bởi những chương trình thiện nguyện. Như chương trình "Cầu nối yêu thương" do Công ty triển khai tại vùng núi phía Bắc, một số đơn vị bán hàng như Liên Thắng (với cầu Cao Bằng), Phú Mỹ (với cầu Điện Biên), Huyền Vũ (với cầu Hòa Bình) đã tài trợ hệ thống đèn led mắc dọc cầu để đảm bảo an toàn cho người dân di chuyển về đêm. Bên cạnh đó, Công ty cũng hỗ trợ các đơn vị phân phối lâu năm tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập.

Đặc biệt, với diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi của vấn nạn hàng giả, hàng nhái, Nhựa Tiền Phong đã thành lập bộ phận phòng chống hàng giả, hàng nhái để theo dõi sát sao các thông tin trên thị trường và chú trọng triển khai các biện pháp phòng ngừa. Trong năm 2018, các cán bộ nghiệp vụ của Nhựa Tiền Phong đã kết hợp cùng phòng cảnh sát kinh tế triệt phá và đưa ra pháp luật xét xử 05 vụ hàng giả tại Vĩnh Phúc, Phúc Thọ, Bắc Ninh.

"Không chỉ cạnh tranh bằng chất lượng, giá, chiết khấu, mà còn phải tạo dựng một môi trường kinh doanh đoàn kết, lành mạnh, công bằng giữa các đơn vị bán hàng trong hệ thống, giúp người tiêu dùng có lựa chọn tốt nhất khi mua sản phẩm. Điều này đã giúp Nhựa Tiền Phong xây dựng được một hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trong cả nước, đặc biệt là có đến 45 đại lý chỉ bán duy nhất sản phẩm của Nhựa Tiền Phong", ông Dũng khẳng định.

Nhựa Tiền Phong: Tăng trưởng đột biến nửa đầu năm 2019
Sáu tháng đầu năm nay, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư