-
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn
Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 271,9 triệu USD, giảm 65,5% so với cùng kỳ (788,8 triệu USD).
Khu chế xuất Linh Trung 1, tại TP.Thủ Đức - Ảnh: Lê Quân |
Trong đó, đầu tư nước ngoài thu hút được 198,8 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ (97,5 triệu USD).
Dù thu hút đầu tư nước ngoài tăng so với cùng kỳ nhưng chủ yếu đến từ 9 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn là 188,9 triệu USD tăng 3 lần so với cùng kỳ (60,4 triệu USD).
Còn dự án cấp mới có tới 10 dự án, song số vốn chỉ có vỏn vẹn 9,8 triệu USD, giảm đến 73,4 % so với cùng kỳ.
Đối với đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư thu hút đạt 1.792 tỷ đồng (tương đương 73,1 triệu USD), giảm 89,4 % so với cùng kỳ (691,3 triệu USD).
Trong đó, cấp mới 9 dự án với vốn đầu tư đăng ký 604 tỷ đồng (tương đương 24,6 triệu USD), giảm 96,2 % so với cùng kỳ. Có 11 dự án điều chỉnh tăng vốn 1.187 tỷ đồng (tương đương 48,4 triệu USD), tăng 33,7 % so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân thu hút đầu tư vào khu công nghiệp TP.HCM sụt giảm, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng quản lý đầu tư của Hepza cho biết, nguyên nhân lớn nhất vẫn là việc thiếu quỹ đất để thu hút đầu tư các dự án lớn.
“Hiện nay, quỹ đất sạch để thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp tại TP.HCM chỉ có 74 ha nhưng lại nằm rải rác, manh mún ở nhiều khu. Nhiều khu đất tại các khu công nghiệp hiện nay vướng giải phóng mặt bằng nên chưa có được diện tích lớn để thu hút đầu tư” bà Ngọc thông tin.
Bà Ngọc cho biết, Hepza đang phối hợp với các sở, ngành để tháo gỡ vướng mắc tại Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Công nghiệp Phạm Văn Hai 1 và 2 để có quỹ đất thu hút đầu tư những năm tới.
Hơn nữa, thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ vì năm ngoái nhờ thu hút được dự án Trung tâm Dữ liệu của Viettel tại huyện Củ Chi với số vốn đầu tư 14.700 tỷ đồng.
Liên quan đến việc chuyển đổi 5 khu công nghiệp, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng quản lý quy hoạch và xây dựng của Hepza khẳng định, khi hết thời hạn thuê đất, Thành phố vẫn giữ đất đó làm khu công nghiệp nhưng sẽ chuyển đổi thu hút các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động.
Ông Bình cũng thông tin, trong dự thảo quy hoạch gia đoạn 2021-2030, TP.HCM đề xuất tăng thêm 11 khu công nghiệp với diện tích hơn 4.000 ha để tiếp tục phát triển công nghiệp.
-
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025 -
Bình Thuận rà soát, cương quyết chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ -
Tiếp thêm năng lượng để ngành điện tăng tốc năm 2025 -
Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt điều chỉnh Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trước 30/4
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững