-
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
Đầu tư ngành hàng tiêu dùng không nằm trong các trụ cột kinh doanh của TienPhong Bank |
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo, Ngân hàng cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) đã nhận chuyển nhượng 2,95 triệu cổ phiếu EVE, tương đương 10,73% vốn của Công ty cổ phần Everpia Việt Nam.
Trước đó, ngày 01/07, CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT cũng thông báo đã chuyển nhượng 2.950.415 cổ phần EVE, tương đương 10,73% tỷ lệ sở hữu. Qua đó, FPTCapital giảm sở hữu xuống còn 3,67% vốn và không còn là cổ đông lớn của EVE.
Everpia Việt Nam là công ty sở hữu thương hiệu chăn, ga, gối, đệm Everon và Artamis. Tính đến cuối quý I/2013, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối của EVE đạt 264,8 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ tại cùng thời điểm (280 tỷ đồng). Kết quả này tương đương với kết quả kinh doanh quý I/2012. Tính đến hết quý I/2013, lãi ròng của EVE là 13,3 tỷ đồng, giảm hơn 500 triệu đồng so với quý I/2012.
Điều gì khiến một ngân hàng vừa tái cơ cấu xong đã mạnh tay rót vốn đầu tư vào một doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng?
Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, tuy không quá dồi dào về nguồn vốn, song thanh khoản của TienPhong Bank đã ổn định. Năm 2012, thậm chí ngân hàng này đã được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng tới 27%. Thanh khoản tốt cũng là lý do gần đây, TienPhong Bank tung ra rất nhiều gói vay ưu đãi để cạnh tranh khách hàng, thậm chí có gói vay lãi suất tiêu dùng 0%.
Ngoài ra, theo một chuyên gia phân tích của một công ty chứng khoán, Quỹ Đầu tư FPT và TienPhong Bank đang chung một “mẹ” là FPT. Dù hiện tỷ lệ sở hữu của FPT tại TienPhong Bank không lớn, song mối liên hệ này giúp phi vụ chuyển nhượng cổ phần trên dễ dàng hơn.
Cũng theo phân tích của chuyên gia này, đầu tư lĩnh vực tiêu dùng không phải là sở trường của Quỹ đầu tư FPT. Trong khi đó, Phó chủ tịch HĐQT TienPhong Bank, ông Đỗ Anh Tú, nguyên chủ thương hiệu đình đám Diana là người rất am hiểu về thị trường ngành hàng tiêu dùng. Do đó, không loại trừ việc TienPhong Bank có tham vọng xa hơn với EVE.
Theo Đề án tái cơ cấu TienPhong Bank đã được phê duyệt, đầu tư ngành hàng tiêu dùng không nằm trong 4 trụ cột của ngân hàng này. Theo đó, các trụ cột kinh doanh chính của TienPhong Bank là: kinh doanh vàng; phục vụ lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin; phục vụ lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và ngân hàng ưu tiên, lấy đột phá công nghệ làm yếu tố cạnh tranh.
Trần Mạnh
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu