-
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám”
Vicem Bút Sơn khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện. |
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thái dây chuyền 1 và 2 để phát điện" do Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn làm chủ đầu tư được xây dựng trong mặt bằng nhà máy Xi măng Vicem Bút Sơn tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Thời gian thực hiện 16 tháng; tổng công suất lắp đặt 12 MW với tổng mức đầu tư (chưa bao gồm VAT) là 454 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có 40% và vốn vay 60%.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023. Khi đi vào hoạt động ổn định, công trình tận dụng nhiệt thừa khí thải này sẽ phát huy nhiều ưu điểm như: Tận dụng nhiệt thừa không tốn nhiên liệu để phát điện, giảm khí nhà kính, bụi, tăng hiệu suất sử dụng thiết bị; giảm chi phí vận hành, tăng lợi nhuận…
Cụ thể, hệ thống sẽ cung cấp từ 25 - 30% lượng điện sử dụng cho toàn nhà máy, giảm nhiệt độ thải ra môi trường; gián tiếp giảm 86.000 tấn CO2 do không dùng điện từ nhà máy nhiệt điện; giảm nhiệt độ đầu vào cho các công đoạn sau nồi hơi, làm cho các quạt công nghệ hoạt động ổn định hơn; tăng tuổi thọ và hiệu suất lọc bụi điện.
Dự án xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thái dây chuyền 1 và 2 để phát điện đi vào hoạt động sẽ giúp Vicem Bút Sơn cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng, tài nguyên” theo mô hình kinh tế tuần hoàn, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là tiền đề quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển của công ty.
Năm 2022, Vicem Bút Sơn đã sản xuất trên 2,7 triệu tấn clinker và trên 3 triệu tấn xi măng, nộp ngân sách 129,9 tỷ đồng. Năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu sản xuất 2,763.000 tấn clinker; tiêu thụ ra thị trường 3.350.000 tấn xi măng, nộp ngân sách 111 tỷ đồng.
-
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025 -
Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận chính thức khai trương -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land