-
Doanh nghiệp kêu cứu Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra thuế của Tây Ninh -
Chủ tịch tỉnh Long An yêu cầu xử lý chồng lấn ranh Dự án Khu công nghiệp Hữu Thạnh -
Quảng Bình thu hồi đất của dự án 515 tỷ đồng, nợ thuế 98 tỷ đồng -
Lời giải cho bài toán chống ngập ở Đà Nẵng -
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thẩm định ĐTM các dự án đầu tư tại 3 tỉnh miền Trung
Ngày 16/12, phiên tòa xét xử 4 bị cáo là cựu cán bộ cục thuế TP.HCM gồm: Lê Thành Nhân (cựu công chức Đội quản lý thuế liên phường Chi cục thuế quận 12 - huyện Hóc Môn); Trần Quốc Duy (cựu công chức Chi cục Thuế khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè); Vương Quốc Hùng (nguyên Đội phó kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) về tội “Nhận hối lộ”.
Bị cáo Bùi Thanh Liêm (cựu Đội phó kiểm tra thuế số 3, Chi cục Thuế khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng 50 bị cáo và pháp nhân khác tiếp tục phần tranh tụng.
Bị cáo Lê Thành Nhân, cựu công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 12 - Hóc Môn tại toà. |
Trong phiên xét xử hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM thực hiện quyền công tố và đề nghị mức án đối với các bị cáo liên quan đến vụ án.
Theo đó, bị cáo Lê Thành Nhân bị đề nghị mức án 18-20 năm tù; Trần Quốc Duy bị đề nghị 15-16 năm tù; Vương Quốc Hùng bị đề nghị mức án 7-8 năm tù cùng về tội nhận hối lộ.
Bị cáo Bùi Thanh Liêm bị đề nghị 2-3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Văn Thịnh 4-5 năm tù về tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, 10-11 năm tù về tội rửa tiền và 16-17 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hình phạt 30 năm tù.
Bị cáo Bùi Văn Bảo 12-14 năm tù, Bùi Thanh Bình 18 năm 6 tháng tù - 19 năm 6 tháng tù, Phạm Minh Cường 15-17 năm tù, Nguyễn Khắc Điền 10-11 năm tù về các tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và đưa hối lộ.
Đối với pháp nhân là Công ty TNHH Tân Minh Thịnh (Việt Nam), Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phạt tiền 4-5 tỷ đồng về tội trốn thuế. Các bị cáo còn lại, Viện Kiểm sát đề nghị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 7 năm tù.
Theo Viện Kiểm sát, vụ án này thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, có sự tham gia của nhiều đối tượng, trong đó có cán bộ công chức, với thủ đoạn tinh vi. Cùng với các vụ án kinh tế lớn như Vạn Thịnh Phát và Xuyên Việt Oil, vụ án này cho thấy quy mô và mức độ phức tạp của tội phạm kinh tế và tham nhũng hiện nay.
Việc phát hiện, xử lý vụ án không chỉ thể hiện quyết tâm trong công tác phòng chống tham nhũng, mà còn góp phần giữ vững niềm tin của người dân, đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng khẳng định rằng, thời gian qua, nhiều cán bộ, kể cả những người giữ chức vụ cao, đã bị xử lý nghiêm minh, thể hiện tính răn đe mạnh mẽ. Việc xử lý nghiêm khắc các bị cáo trong vụ án này là cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý nhà nước.
Theo cáo trạng, các bị cáo Bùi Văn Bảo, Trần Văn Thịnh, Bùi Thanh Bình, Phạm Minh Cường, Nguyễn Khắc Điền cùng đồng phạm đã thành lập 165 công ty “ma” để thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng. Tổng giá trị ghi trên các hóa đơn này lên tới hơn 13.000 tỷ đồng, qua đó các bị cáo thu lợi bất chính hơn 100 tỷ đồng.
Để che giấu hoạt động của các công ty "ma" và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hóa đơn trái phép, nhóm bị cáo đã thỏa thuận và đưa tiền hối lộ cho một số cán bộ Chi cục Thuế tại TP.HCM và Bình Dương. Số tiền hối lộ được tính dựa trên mức phí 0,45% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra mà các công ty “ma” có địa chỉ đăng ký tại các khu vực này đã xuất bán trái phép.
Cụ thể, bị cáo Lê Thành Nhân đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 7,7 tỷ đồng từ các bị cáo Bùi Văn Bảo, Bùi Thanh Bình và Phạm Minh Cường. Bị cáo Trần Quốc Duy nhận hối lộ tổng cộng 4 tỷ đồng. bị cáo Vương Quốc Hùng nhận hối lộ 700 triệu đồng.
Đối với Bùi Thanh Liêm, bị cáo đã vì động cơ vụ lợi, nhận quà và 20 triệu đồng từ Trần Quốc Duy để kiểm tra, thông báo tình hình kê khai, nộp thuế và cung cấp thông tin về việc doanh nghiệp “ma” có thuộc hệ số “K” (hệ số kiểm soát thuế) hay không. Trần Quốc Duy sau đó đã sử dụng thông tin này để giúp các bị cáo khác chủ động đối phó với các cơ quan chức năng.
Hành vi của các bị cáo kéo dài trong nhiều năm, không chỉ làm thất thoát ngân sách, mà còn gây tác động nghiêm trọng đến môi trường kinh tế và sự minh bạch trong quản lý tài chính.
-
Doanh nghiệp kêu cứu Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra thuế của Tây Ninh -
Chủ tịch tỉnh Long An yêu cầu xử lý chồng lấn ranh Dự án Khu công nghiệp Hữu Thạnh -
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm -
1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 3: Hành trình 30 năm “lên bờ, xuống ruộng”
-
Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các cựu công chức ngành thuế TP.HCM -
Quảng Bình thu hồi đất của dự án 515 tỷ đồng, nợ thuế 98 tỷ đồng -
Lời giải cho bài toán chống ngập ở Đà Nẵng -
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thẩm định ĐTM các dự án đầu tư tại 3 tỉnh miền Trung -
Chống thuốc lá nhập lậu: Đa dạng giải pháp thực tế -
Quảng Nam: Đề nghị ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở nghiêm trọng tại bờ biển Cẩm An -
Lực lượng biên phòng Đồng Tháp tăng cường chống thuốc lá lậu
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai
- GAET vinh dự tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Mùa kiều hối Agribank 2025 - “Kiều hối đón tết - gắn kết tình thân”
- HEINEKEN Việt Nam hợp tác cùng VBCSD-VCCI hỗ trợ đối tác cung ứng thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng