-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
Băn khoăn quy định loại nhà đầu tư cá nhân khỏi thị trường trái phiếu riêng lẻ -
Cân nhắc giới hạn áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
Kinh tế tỉnh Quảng Nam đã thoát khỏi tăng trưởng âm -
Năm 2023: Sản xuất kinh doanh điện khiến EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng -
Thủ tướng đề nghị ASEAN đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển Đông
Hoạt động này nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (6/8/1976-6/8/2016). Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976, đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam -Thái Lan đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và hiệu quả. Thái Lan là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN.
Nhằm tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam quyết định phát hành và tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Tem phát hành chung Việt Nam-Thái Lan” tại Thủ đô Hà Nội.
"Bộ tem bưu chính phát hành chung là một minh chứng, đánh dấu sự hợp tác giữa hai cơ quan bưu chính, hai nhà nước nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời, thúc đẩy quan hệ, hợp tác mạnh mẽ và thực chất hơn nữa, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hoà bình, hợp tác khu vực và thế giới", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng phát biểu.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng và Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội, bà Wanthanee Viputwongsakul, làm lễ Phát hành tem sáng 5/8/2016. |
Bộ tem gồm 2 mẫu với giá mặt là 3.000 đồng và 10.500 đồng, cùng 01 bloc thể hiện cùng một chủ đề, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm yếu tố dân gian của hai nước là “Múa rối”.
Mẫu tem thứ nhất thể hiện tác phẩm múa rối nước nổi tiếng của Việt Nam là "Sự tích hồ Hoàn Kiếm", miêu tả anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh thắng xâm lược nhà Minh giành độc lập.
Mẫu tem thứ nhất giới thiệu loại hình rối nước của Việt Nam qua truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần tại Hồ Hoàn Kiếm. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010-1225). Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt. Múa rối nước thường kể về những sự tích dân gian và sinh hoạt đời thường của người dân Việt.
Mẫu tem thứ hai thể hiện tác phẩm nổi tiếng của múa rối Thái Lan (HoonKrabork) kể về tác phẩm PhraMahachanok, được viết bởi Quốc Vương Bhumibol Adulyadej, nhằm giáo dục người dân Thái Lan hiểu rõ tầm quan trọng của sự nỗ lực. Mẫu tem thứ hai thể hiện loại hình rối que của Thái Lan. Múa rối que là một loại hình văn hóa truyền thống của Thái Lan, được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm.
Ngoài ra bloc tem cũng thể hiện sự thống nhất và lồng 4 con tem đan xen vào nhau cùng với quốc kỳ hai nước, qua đó thể hiện sự gần gũi giữa văn hóa, phong tục, tập quán, sự đoàn kết giữa hai dân tộc, hai đất nước.
Bộ tem do hoạ sỹ Kim Liên, họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) và họa sỹ Pisit Prasitthanadoon (Bưu chính Thái Lan) thiết kế. Tem được thiết kế với khổ 43x32mm; khối 4 tem khuôn khổ 129 x 108 mm.
Thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng của bộ tem từ ngày 05/8/2016 đến ngày 30/6/2018.
Tại Lễ phát hành đặc biệt bộ tem, để tạo điều kiện cho người chơi tem và người sử dụng tem được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên ra mắt ứng dụng công nghệ nhận diện tem bưu chính trên thiết bị di động.
Theo đó, người sử dụng tem có thể tải miễn phí phần mềm ứng dụng Asean Stamp về thiết bị di động (điện thoại và máy tính bảng) dùng hệ điều hành Android, iOS để tìm hiểu thêm nhiều thông tin, hình ảnh đặc sắc liên quan tới bộ tem qua các video clip. Việc sử dụng công nghệ tương tác thực tế trong lĩnh vực bưu chính sẽ giúp cho công chúng trong và ngoài nước nói chung và người sưu tập tem nói riêng có thể hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử về sự kiện được phản ánh trên tem.
Trên thế giới, hiện mới chỉ có khoảng 10 nước ứng dụng công nghệ nhận diện này trên tem Bưu chính. Ở châu Á, bên cạnh Bưu chính Thái Lan và Singapore, Việt Nam là nước thứ 3 triển khai ứng dụng công nghệ nhận diện tem bưu chính.
-
Năm 2023: Sản xuất kinh doanh điện khiến EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng -
Thủ tướng đề nghị ASEAN đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển Đông -
ASEAN có nhiều tiềm năng tăng trưởng và dẫn dắt trong ngành công nghiệp bán dẫn -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 9 tháng năm 2024 -
Thống nhất trình Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng -
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024
- CapitaLand Development ra mắt dự án bất động sản đầu tiên tại phía Đông Hà Nội
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024