
-
Người bệnh tiểu đường vui mừng khi được nhận thuốc đến 2-3 tháng
-
Can thiệp trong “giờ vàng” cứu bệnh nhân đột quỵ
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
-
Uống rượu khi đã xơ gan: Nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân rơi vào nguy kịch
-
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng
Ngày 3/6 tại Hà Nội, Cục Báo chí (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thuế thuốc lá và Phát triển bền vững”.
![]() |
Theo Ths. Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, việc thuốc lá được bán với giá quá rẻ tại Việt Nam, thậm chí dưới 10.000 đồng/bao đang trở thành mối lo ngại lớn. |
Hội thảo nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá cũng như vai trò của chính sách thuế trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Việt Nam, với hơn 15 triệu người hút thuốc, đất nước đang phải đối mặt với gánh nặng y tế và kinh tế nghiêm trọng. Mỗi năm, thuốc lá là nguyên nhân khiến hơn 100.000 người tử vong, bao gồm cả những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
Theo thống kê, chi phí y tế và thiệt hại kinh tế do thuốc lá gây ra lên tới khoảng 108.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương khoảng 1,1% GDP - một con số đáng báo động cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới và đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Dù tỷ lệ hút thuốc ở nam giới đã giảm từ 47,4% năm 2010 xuống 41,1% năm 2021, nhưng mức giảm này vẫn còn khiêm tốn.
Nguyên nhân chính là do giá thuốc lá quá rẻ, trong đó thuế chỉ chiếm khoảng 36% giá bán lẻ, thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị 75% của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Việc duy trì giá thuốc lá ở mức thấp khiến sản phẩm này dễ tiếp cận, đặc biệt là với thanh thiếu niên và người có thu nhập thấp.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí nhấn mạnh, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó có khoảng 1,3 triệu người tử vong do hút thuốc thụ động. Số người chết vì thuốc lá còn nhiều hơn tổng số người tử vong vì HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại”.
Ông cho rằng, việc tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho xã hội.
Ths. Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cũng khẳng định, chỉ cần tăng giá thuốc lá thêm 10% có thể giúp giảm tiêu dùng 4% ở các nước phát triển và 5% ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trong nhóm trẻ em và người nghèo.
Theo ông, tăng thuế là biện pháp “cùng thắng”, vừa giảm gánh nặng bệnh tật, vừa tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững.
WHO khuyến nghị Việt Nam áp dụng lộ trình tăng thuế thuốc lá từ năm 2026, với mức tăng tối thiểu 5.000 đồng/bao và đạt mức 15.000 đồng/bao vào năm 2030.
![]() |
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí phát biểu tại Hội thảo. |
Mục tiêu là đưa tổng mức thuế thuốc lá lên tối thiểu 75% giá bán lẻ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát tiêu dùng thuốc lá hiệu quả và bền vững hơn.
Đồng tình với quan điểm này, Thạc sĩ Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ phương án nâng thuế tuyệt đối từ 5.000 đồng/bao năm 2026 lên 15.000 đồng/bao vào năm 2030, kết hợp với thuế theo tỷ lệ 75%.
Phân tích từ Bộ Y tế cho thấy mức thuế này có thể giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới xuống còn 36% vào năm 2030, đồng thời tiệm cận khuyến cáo của WHO về cơ cấu thuế thuốc lá.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng kiến nghị không hợp pháp hóa các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Kiến nghị này nhằm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 173/2024/QH15 của Quốc hội về việc cấm sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ thế hệ trẻ khỏi nguy cơ nghiện chất gây hại.
Còn theo Ths. Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, việc thuốc lá được bán với giá quá rẻ tại Việt Nam, thậm chí dưới 10.000 đồng/bao đang trở thành mối lo ngại lớn.
So với mức thu nhập ngày càng tăng của người dân, thuốc lá trở nên ngày càng dễ tiếp cận, làm gia tăng nguy cơ hút thuốc trong giới trẻ và những nhóm yếu thế trong xã hội. Bà nhấn mạnh, tăng thuế là công cụ chính sách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh các giải pháp chính sách, công tác truyền thông đóng vai trò then chốt trong thay đổi nhận thức xã hội về tác hại thuốc lá. Theo thống kê của Cục Báo chí, từ ngày 1/1 đến 31/5/2025, các cơ quan báo chí đã đăng tải 11.327 tin, bài liên quan đến chủ đề này, trong đó có hơn 2.000 bài viết về tác hại của thuốc lá, hơn 1.500 bài về chính sách thuế thuốc lá và gần 800 bài phân tích về mối liên hệ giữa thuế thuốc lá và phát triển bền vững.
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí khẳng định, Báo Tài chính- Đầu tư là một trong số các cơ quan báo chí tuyên truyền tốt về vấn đề tác hại của thuốc lá và cần thiết tăng thuế sản phẩm này.
Cũng theo lãnh đạo Cục Báo chí, các hình thức tuyên truyền đa dạng như phóng sự, tọa đàm, infographic và chương trình truyền hình đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng.
Có thể khẳng định rằng, tăng thuế thuốc lá không chỉ là công cụ tài chính hữu hiệu mà còn là một chính sách y tế công cộng cần thiết. Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, việc cải cách chính sách thuế thuốc lá là bước đi chiến lược giúp giảm gánh nặng bệnh tật, bảo vệ thế hệ tương lai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
-
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm? -
Truy nguồn gốc các lô Dầu mù u Thái Dương không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 20/7: Cảnh giác với viêm não Nhật Bản ở người trẻ -
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính -
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng -
Tin mới y tế ngày 19/7: TP.HCM chuẩn hóa kê đơn, thuận lợi cho người bệnh -
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam