
-
Cựu Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines gánh vai Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways
-
Tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ của các hãng bay Việt giảm mạnh trong tháng 7/2022
-
Trung Quốc đã nhập 30 tỷ USD hàng hóa từ các nhà cung ứng Việt Nam
-
SHB, T&T GROUP hợp tác chiến lược toàn diện với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
-
Golf Long Thành năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh “nơi làm việc tốt nhất châu Á” -
Bình Phước: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
![]() |
Xuất khẩu máy tính và linh kiện sang 10 thị trường CPTPP đạt 5,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020. |
Đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2021, Bộ Công thương cho biết, việc thực thi FTA thế hệ mới CPTPP tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
CPTPP cùng một loạt FTA khác thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong năm 2021, là nhân tố góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 668,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ phải cắt giảm gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Đặc biệt, giày dép là một trong những ngành có mức cắt giảm thuế về 0% nhanh nhất và vì vậy, xuất khẩu giày dép của Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng nhiều lợi ích từ CPTPP.


Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, cho thấy hiệu quả cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,5%; xuất khẩu sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 46,1%, sang Peru đạt 560 triệu USD, tăng 84,4%.)...
Năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang 10 thị trường CPTPP tăng 16%, đạt 4,7 tỷ USD, máy tính và linh kiện điện tử đạt 5,1 tỷ USD, tăng 23%, dệt may đạt 5,4 tỷ USD, tăng 0,92%, xuất khẩu nguyên liệu nhựa tăng 73%, đạt 193 triệu USD, ....
Ngay tại thời điểm ký kết, CPTPP đã được kỳ vọng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cao cho các thỏa thuận thương mại, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng cho hoạt động trao đổi thương mại trong khu vực và trên thế giới.
Hiện tại, ngoài 11 quốc gia thành viên CPTPP, đã có thêm một số quốc gia muốn gia nhập hiệp định này.
Thông tin về việc gia nhập CPTPP của một số nền kinh tế, Bộ Công thương cho biết, tại Phiên họp trực tuyến của Hội đồng CPTPP lần thứ 4 vào tháng 6/2021 về việc xem xét yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh. Hội đồng CPTPP đã thông qua Quyết định của Hội đồng CPTPP về việc khởi động quá trình gia nhập của Vương quốc Anh và thành lập Nhóm công tác gia nhập.
Sau khi các nước thành viên CPTPP tổ chức phiên họp đầu tiên của Nhóm công tác gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh, các nước hiện đang thảo luận tại các phiên họp theo các Nhóm chuyên môn để đánh giá tình hình tuân thủ của Vương quốc Anh đối với các cam kết của Hiệp định CPTPP theo từng lĩnh vực.
Đối với việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan, vào ngày 16/9/2021, Trung Quốc nộp đơn chính thức xin gia nhập Hiệp định CPTPP, đến 22/9/2021, Đài Loan cũng nộp đơn chính thức xin gia nhập Hiệp định CPTPP.
Đối với việc gia nhập Hiệp định CPTPP của một số nền kinh tế khác, cuối năm 2021, Ecuador gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Theo đó, New Zealand với tư cách là cơ quan lưu chiểu đã chấp nhận đơn và đề nghị các nước thành viên khác đánh giá.
Ngoài ra, thời gian qua, một số nền kinh tế như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines đều có những động thái bày tỏ sự quan tâm gia nhập Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, đa số chỉ dừng ở mức tìm hiểu, và chưa nộp đơn xin chính thức gia nhập
Được biết, Bộ Công thương đã xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ để xin chủ trương về việc mở rộng thành viên Hiệp định CPTPP nói chung và của từng thành viên nộp đơn chính thức nói riêng, từ đó kịp thời xây dựng quan điểm và phương án ứng phó của Việt Nam một cách phù hợp.
Năm 2022, theo nhận định của giới chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất và khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

-
Cựu Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines gánh vai Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways
-
Tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ của các hãng bay Việt giảm mạnh trong tháng 7/2022
-
Trung Quốc đã nhập 30 tỷ USD hàng hóa từ các nhà cung ứng Việt Nam
-
T&T Group cùng các đơn vị thành viên hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và VNR
-
SHB, T&T GROUP hợp tác chiến lược toàn diện với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam -
CT Group liên tiếp đạt giải thưởng HRAA dành cho "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" -
Golf Long Thành năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh “nơi làm việc tốt nhất châu Á” -
Có gì trong hàng dài kiến nghị doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ -
Bình Phước: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng chuẩn bị chạy tin cậy 72 giờ -
MerryLand Golf Club hội tụ mọi yếu tố của một sân golf đẳng cấp quốc tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/8
-
2 Có gì trong hàng dài kiến nghị doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ
-
3 Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án thành phần 2 đã có chủ đầu tư
-
4 Số phận các dự án hỗ trợ hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Cần làm rõ pháp lý và khả năng thu xếp vốn
-
5 Thu nhập người dân sa sút, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”