
-
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
Đưa xăng nhiên liệu sinh học E10 vào sử dụng từ đầu năm 2026
-
Tiếp tục rà soát xuất xứ, truy xuất nguồn gốc hàng hóa
-
Nước mắm Phú Quốc - “Hồn túy đảo ngọc”
-
Hà Nội tung khuyến mại khủng, giảm giá tới 50% trong Tháng khuyến mại tập trung 2025 -
Nam Định có thêm 2 sản phẩm gạo đạt chuẩn OCOP cấp Quốc gia
![]() |
Sắt thép vừa gia nhập CLB xuất khẩu trên 10 tỷ USD. |
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong nửa đầu tháng 11/2021 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khá sau khi sản xuất tại nhiều địa phương đã dần hồi phục.
Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 11/2021 đạt 14,61 tỷ USD, lũy kế đến 15/11/2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 284,45 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 42,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Ấn tượng nhất là Câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu có trị giá trên 10 tỷ USD sau nhiều năm giữ ở 6 mặt hàng, nay đã tăng thêm 1 mặt hàng mới là sắt thép, nâng CLB này lên 7 mặt hàng, bao gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép.
Xét theo yếu tố ngành hàng, các nhóm hàng điện thoại; máy tính; máy móc thiết bị đang chiếm ưu thế vượt trội về kim ngạch xuất khẩu do giá trị tuyệt đối lớn.
Trong đó, 2 cái tên dẫn đầu là điện thoại và máy vi tính đều đạt kim ngạch trên 40 tỷ USD. Cụ thể, điện thoại đạt 48,93 tỷ USD, tăng thêm 4,45 tỷ USD so với cùng kỳ; máy vi tính & sản phẩm điện tử linh kiện đạt 42,9 tỷ USD, tăng thêm 4,73 tỷ USD, nhóm đứng thứ 3 là máy móc, thiết bị đạt 31,77 tỷ USD, tăng thêm 9,22 tỷ USD so với cùng kỳ, hàng dệt may đạt 27,52 tỷ USD, tăng thêm 1,8 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,67 tỷ USD, tăng thêm 2,31 tỷ USD...
Như vậy, tính đến 15/11/2021, sắt thép lần đầu đạt được dấu mốc này với kim ngạch 10,27 tỷ USD, tăng tới 136,6% so với cùng kỳ năm ngoái (Cùng kỳ năm trước chỉ đạt 4,39 tỷ USD).
Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép từ đầu năm nay gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường gia tăng rất mạnh. Từ đầu năm 2021, thị trường đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến về nhu cầu thép, nhờ đó xuất khẩu tăng phi mã, đặc biệt với những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn như Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Hoa Sen....
Động lực tăng trưởng đến chủ yếu từ việc xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ, và các nước ASEAN, Trung Quốc.
Đặc biệt, từ tháng 7 đến nay, liên tiếp 4 tháng liền, xuất khẩu sắt thép đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/tháng, theo thống kê của Bộ Công Thương, cao điểm nhất là tháng 10 đạt 1,219 tỷ USD, trong khi tháng 10/2020 chỉ đạt 508 triệu USD.
Được biết, xuất khẩu sắt thép của nước ta trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD và tăng 25,1% về trị giá so với năm 2019.
Mặc dù gia nhập CLB xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhưng việc giữ "phong độ" xuất khẩu của ngành sắt thép vẫn còn chờ thêm thời gian, bởi năm 2021 ngành hàng này có nhiều ưu thế trong xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu lớn gia tăng tại nhiều thị trường và giá sắt thép cũng tăng rất mạnh.
-
Hà Nội tung khuyến mại khủng, giảm giá tới 50% trong Tháng khuyến mại tập trung 2025 -
Nam Định có thêm 2 sản phẩm gạo đạt chuẩn OCOP cấp Quốc gia -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tăng lần thứ 5 liên tiếp -
Chiều nay, 26/6 giá xăng, dầu cùng tăng -
Dự báo biến số trong xuất khẩu 6 tháng cuối năm -
6 tháng đầu năm 2025, cả nước đã tiêu thụ 12,6 triệu m3/tấn xăng dầu -
Showroom CDC Maison Hanoi - Không gian dành cho giới mộ điệu
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách