-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Nhận lời mời của Phó thủ tướng, ngày 8/9/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 11 theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui-yong đồng chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Hội nghị kỷ niệm 10 năm hợp tác Mekong-Hàn Quốc và đánh dấu 1 năm nâng cấp lên Quan hệ Đối tác chiến lược.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 11 (Ảnh: BNG) |
Các Bộ trưởng hoan nghênh những kết quả hợp tác thời gian qua, đặc biệt là trong 7 lĩnh vực ưu tiên, mà nổi bật là các dự án xây dựng thành phố thông minh, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật, và triển khai các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu chung về Nguồn nước.
Các Bộ trưởng cũng đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc dành cho các nước Mekong trong ứng phó với đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững.
Hàn Quốc cam kết dành 4 triệu USD cho Quỹ hợp tác Mekong - Hàn Quốc (MKCF) trong năm 2021 và đóng góp trị giá 200 triệu USD cho Cơ chế COVAX đến năm 2022. Hội nghị nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh, thương mại hai chiều Mekong - Hàn Quốc vẫn duy trì được mức cao tương đương với năm 2019, thể hiện rõ nét sự gắn kết chặt chẽ giữa sáu nền kinh tế.
Về định hướng hợp tác giai đoạn tới, các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác trong kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế - xã hội. Theo đó, ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy sản xuất, phân phối và chuyển giao công nghệ vaccine nhằm đảm bảo tiếp cận vaccine an toàn, hiệu quả và kịp thời. Về triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động Mekong - Hàn Quốc 2021 - 2025, Hội nghị nhấn mạnh một số nội dung hợp tác cụ thể trong thời gian tới như: (i) Phát triển kinh tế số, quản trị số, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), 5G, dữ liệu lớn, và an ninh mạng; (ii) Tăng cường hợp tác công-tư, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ (MSMEs), tạo thuận lợi cho các dòng chảy thương mại, đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cung ứng khu vực; và (iii) Gia tăng sự phối hợp, bổ trợ với ASEAN và các khuôn khổ hợp tác Mekong khác. Hội nghị cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế như tình hình Biển Ðông, bán đảo Triều Tiên, biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn tại lưu vực sông Mekong và nhất trí thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức chung.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh mặc dù trong năm qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nước Mekong và Hàn Quốc vẫn giữ vững đà hợp tác trên nhiều lĩnh vực, điển hình là việc nâng cấp lên Quan hệ đối tác Chiến lược, thông qua Kế hoạch hành động 2021-2025 và tổ chức thành công Diễn đàn doanh nghiệp Mekong - Hàn Quốc lần thứ 8 tại Hà Nội. Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự hỗ trợ Hàn Quốc dành cho các nước Mekong trong ứng phó với đại dịch Covid-19.
Về định hướng hợp tác, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ưu tiên chính của hợp tác Mekong - Hàn Quốc trong giai đoạn tới là hỗ trợ các nước thành viên vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Theo đó, Bộ trường đề xuất bốn nội dung chính gồm: (i) Kiểm soát dịch bệnh thông qua bảo đảm các nước được tiếp cận vaccine kịp thời, đầy đủ và công bằng; chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ hỗ trợ các nước Mekong sản xuất vaccine trong nước; (ii) Hợp tác về chuyển đổi số và xây dựng kinh tế số, đặc biệt là tổ chức “Diễn đàn Số và Xanh Mekong - Hàn Quốc” và xây dựng cổng thông tin SMEs Mekong - Hàn Quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mekong và Hàn Quốc kết nối, tiếp cận thông tin và nâng cao kỹ năng số; (iii) Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; và (iv) Tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kết thúc hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Ðồng Chủ tịch và nhất trí phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Mekong - Hàn Quốc lần thứ ba vào tháng 10/2021.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu