-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Theo báo cáo này, FDI là một trong những nhân tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng |
Theo Báo cáo này, mặc dù hoạt động kinh tế chậm lại trong nửa đầu năm 2016, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở mức kỷ lục và nền tảng nội địa mạnh.
FDI vào Việt Nam vẫn trên đà lập kỷ lục trong năm 2016 nhờ sức hút đầu tư do chi phí thấp, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và kỹ năng lao động, cùng môi trường kinh doanh với nhiều quy định được bãi bỏ đang ngày càng mở rộng cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á cho biết, trong những năm gần đây, dòng vốn FDI lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Những thỏa thuận như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có vai trò quan trọng bởi những thoả thuận này không chỉ có khả năng trực tiếp đẩy mạnh các dòng thương mại và đầu tư, mà còn giúp đưa những thực tiễn kinh doanh tốt vào các nước tham gia ký kết.
“Nếu tốc độ đẩy mạnh việc thông qua các thỏa thuận hợp tác như thế này có dấu hiệu chậm lại, Chính phủ và các doanh nghiệp cần tìm những biện pháp thay thế để cải thiện môi trường kinh doanh”, ông Mark Billington lưu ý.
Đối với ASEAN, Báo cáo Tiêu điểm Kinh tế: Khu vực Đông Nam Á đánh giá triển vọng kinh tế của khu vực này vẫn khá khả quan trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị toàn cầu. Dữ liệu gần đây cho thấy sự cải thiện về thương mại tại một số nền kinh tế như Việt Nam và Singapore, và các ngân hàng trung ương của ASEAN có thể có khả năng nới lỏng chính sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Rủi ro bên ngoài lớn nhất cho sự tăng trưởng của ASEAN trong vài năm tới đây là khả năng suy giảm tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc. Điều này làm suy yếu nhu cầu toàn cầu đối với nguyên liệu thô, sản phẩm xuất khẩu chính của Indonesia và Malaysia. Hơn nữa, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ suy giảm, dòng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan, và hoạt động của Singapore với vai trò là trung tâm vận tải, hậu cần cho tất cả các lĩnh vực trên cũng sẽ chịu những tác động tương tự.
Là một khu vực thương mại quan trọng, các quốc gia kinh tế ASEAN cũng sẽ theo dõi sát sao cuộc tranh cãi về chính sách thương mại tại Mỹ, trước lễ nhậm chức của Tổng thống Trump. Điều may mắn là sự kiện ‘Brexit hỗn độn’ tại Anh không gây ảnh hưởng nhiều lên các nền kinh tế thuộc khối ASEAN bởi các nền kinh tế này khá cách ly khỏi những hiệu ứng của sự kiện Brexit.
Nền kinh tế các nước ASEAN cũng chịu ảnh hưởng của sự chậm lại nói chung trong tốc độ toàn cầu hóa hoặc sự suy yếu trong việc đồng nhất quan điểm ủng hộ tự do thương mại.
“Tuy vậy, nhiều nền kinh tế trong khu vực như Việt Nam cũng đã rất thành công trong việc thăng hạng lên chuỗi giá trị toàn cầu nhờ những cơ hội mà thương mại tự do và các dòng đầu tư mang lại”, Báo cáo này nhận định.
Theo bà PriyankaKishore, Cố vấn Kinh tế ICAEW kiêm Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Oxford Economics, mặc dù Chính phủ đã lập ra một số dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng khả năng kích thích tài chính không có nhiều và thâm hụt ngân sách vẫn gia tăng đáng kể. Những gì đang diễn ra cho thấy sự thành công của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam có tiếp tục có nhiều cơ hội giao dịch thương mại với những nền kinh tế có thu nhập cao hơn, cũng như cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính đầu tư và công nghệ.
Theo báo cáo về ‘Kiểm soát rủi ro kinh tế và đánh giá rủi ro chính trị’ của Oxford Economics, nếu xét theo những thước đo về rủi ro chính trị, kinh tế, ngoại hối và xếp hạng tín dụng so với các nền kinh tế lớn mới nổi khác, khu vực ASEAN hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh tại hầu hết các nền kinh tế thuộc khu vực này lại có thứ hạng khá thấp, đặc biệt là tại Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Theo báo cáo Doing Business 2017 của Ngân hàng thế giới, thứ hạng môi trường kinh doanh tại những quốc gia này vẫn còn cách rất xa so với ‘thực tiễn tốt nhất’ của toàn cầu.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up