-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Theo Bộ Y tế hiện trong nước dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác; trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.
Ngoài biến thể phụ BA.4, BA.5, tại Việt Nam ghi nhận biến thể phụ BA.2.74, không phải biến thể phụ BA.2.7. |
Ngày 15/8/2022, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ban hành Công văn số 917/DP-DT về việc tăng cường công tác quản lý báo cáo trường hợp mắc Covid-19, trong đó nội dung “Tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện với các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1)”.
Tuy nhiên, sau khi đối chiếu, rà soát lại Cục Y tế dự phòng đính chính, ngoài biến thể phụ BA.4, BA.5, tại Việt Nam ghi nhận biến thể phụ BA.2.74, không phải biến thể phụ BA.2.75 như đã thông tin trong Công văn.
Tại Việt Nam, biến thể phụ mới BA.2.74 được ghi nhận lần đầu tiên tại báo cáo số 2233/BVBM-KHTH ngày 8/8/2022 của Bệnh viện Bạch Mai.
Như vậy, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1, nhất là thời gian vừa qua cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ các trường hợp mắc Covid-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo trong vòng 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế để kịp thời để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy ở Việt Nam, trong tháng 7/2022 ghi nhận trên 33.000 ca mắc Covid-19, tăng 22,4% so với tháng trước đó. Đáng nói, những ngày gần đây, cả nước luôn ghi nhận trên 2.000 ca/ngày - số mắc cao nhất trong ngày gần 3 tháng qua.
Trong khi đó, việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ở một số địa phương vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Đáng quan ngại là trong khi số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trở lại thì nguy cơ “dịch chồng dịch” hiện hữu, khi một số bệnh dịch lưu hành như cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng... đang trong mùa cao điểm, cùng khả năng cao xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi là đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính…
Nguy cơ các loại dịch bệnh trên bùng phát là rất đáng báo động nhưng rõ ràng trong một bộ phận nhân dân, một số cấp ủy, chính quyền địa phương đang có tâm lý chủ quan, lơ là…
Hiện, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn cảnh báo dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vắc-xin.
Chính vì vậy, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất vẫn giữ phân loại Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhưng áp dụng một số biện pháp phòng, chống như với bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023, trên cơ sở kế hoạch Chiến lược chuẩn bị và đáp ứng Covid-19 của WHO, với 2 tình huống. Cụ thể:
Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, nhưng do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tình huống 2: Xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm theo yêu cầu đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả