Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong ASEAN
Thế Hoàng - 08/08/2021 10:17
 
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong các nước ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Đức tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa có giá trị lớn sang Đức, lớn nhất trong khối EU.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong khối ASEAN.

Đây là thông tin được Tham tán Thương mại Việt  Nam tại CHLB Đức, ông Bùi Vương Anh vừa chia sẻ.

Dẫn số liệu của Theo số liệu của Cơ quan thống kê Liên bang Đức, ông Bùi Vương Anh cho biết, năm 2019, thương mại hai chiều Đức - Việt Nam đã đạt gần 16 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Năm 2020, mặc dù kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, thương mại hai chiều vẫn đạt 15,2 tỷ USD (giảm 3,6% so với cùng kỳ) tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức lại tăng 7,85% so với năm 2019, đạt 11,73 tỷ USD.

Còn theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 7 tháng đầu năm 2021, Đức tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, với tổng giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong khi ở chiều nhập khẩu đạt 2,15 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ 2020.

Tại Hội nghị Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 mới đây, Tham tán Thương mại tại Đức, ông Bùi Vương Anh cho biết, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong các nước ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Đức tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Xuất khẩu lượng hàng hóa lớn sang Đức năm 2020, nhưng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn chiếm tỷ trong chưa lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu sang Đức 196,6 triệu USD các sản phẩm thịt, cá tươi sống và chế biến, chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 26 tỷ USD); 303 triệu USD sản phẩm qua quả tươi, hoa quả chế biến và các loại hạt, chiếm 2,7% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 11,2 tỷ USD); 429 triệu USD sản phẩm chè, cà phê, gia vị, chiếm 10% nhu cầu nhập khẩu của Đức (khoảng 4,1 tỷ USD).

Theo Tham tán Bùi Vương Anh, con số trên đã cho thấy tiềm năng của thị trường Đức còn rất lớn và nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam có thể chớp thời cơ xuất khẩu, tận dụng cơ hội từ EVFTA đã có hiệu lực sang năm thứ 2.

Một điểm lợi thế nữa của thị trường Đức đó là việc nước Đức có cộng đồng người Việt đông đảo, đang sinh sống, làm việc và kinh doanh, có hệ thống phân phối sản phẩm châu Á, trong đó phần lớn có xuất xứ từ Việt Nam rộng khắp nước Đức, là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.

Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Đức cũng như hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Âu luôn coi trọng công tác xúc tiến thương mại, trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đưa các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm.

Thương vụ Việt Nam tại Đức đã tích cực, phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp Việt Kiều, doanh nghiệp bản địa, hiệp hội ngành hàng của Đức, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt sang Đức.

Những hoạt động trên đã nhận được phản hồi rất tích cực từ doanh nghiệp hai bên, đã hỗ trợ một cách hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào hệ thống phân phối ngay tại Việt Nam cũng như thị trường Quốc tế, trong đó có Đức.

Ông Bùi Vương Anh cho rằng, thông qua trao đổi, các doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng trong việc cần đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng cũng như sự cần thiết của việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của EU.

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ngay các mặt hàng nông sản nói trên, Thương vụ cũng đang phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại thực hiện Đề án phân phối và Logistic, qua đó sẽ thiết lập các kênh phân phối lớn giúp mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội thâm nhập và khẳng định vị trí tại thị trường Đức cũng như EU, cũng qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch dài hơi nhằm giảm chi phí và tăng mức độ cạnh tranh, tăng tính chủ động về mặt logistic.

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu sang EU tăng hơn 20%
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU đạt mức tăng trên 20% sau 5 tháng, nhờ nhiều ngành hàng tận dụng nhanh nhạy ưu đãi thuế từ Hiệp định...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư