-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025
Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân về nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc, hứa hẹn trở thành thị trường thay thế tiềm năng trong bối cảnh các công ty làm đẹp xứ kim chi đang gặp khó khăn với việc kinh doanh tại Trung Quốc, tờ Korea Rehald nhận định.
Theo số liệu công bố đầu tuần này của Hiệp hội Mỹ phẩm Hàn Quốc, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay đã tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch xuất khẩu 187,5 triệu USD. Nhờ đó, Việt Nam trở thành thị trường có kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc tăng trưởng cao nhất.
Thị trường trăng trưởng cao thứ hai là Mỹ với tốc độ 25,7% và đạt kim ngạch xuất khẩu 425,12 triệu USD. Trong khi đó, Trung Quốc, thị trường xuất khẩu mỹ phẩm lớn nhất của Hàn Quốc, đã ghi nhận tốc độ xuất khẩu giảm giảm 25,7% xuống còn 1,2 tỷ USD. Xuất khẩu mỹ phẩm của Hàn Quốc sang Nhật Bản cũng giảm 5,3% xuống còn 323,9 triệu USD.
Không chỉ dữ liệu từ phía Hàn Quốc mà một số nguồn dữ liệu bổ sung cũng thể hiện rằng hoạt động của các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động.
Số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy Hàn Quốc có thị phần lớn nhất trên thị trường mỹ phẩm nhập khẩu của Việt Nam (30%), tiếp theo là Liên minh Châu Âu (23%), Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10 %).
Hiện nay, 90% mỹ phẩm tiêu thụ trên thị trường làm đẹp Việt Nam là của các thương hiệu nước ngoài.
Nghệ sĩ Chi Pu đang thử một dòng kem nền của thương hiệu Innisfree ( thuộc tập đoàn Amorepacific). Ảnh: Amorepacific |
Một cuộc khảo sát do Cơ quan trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc thực hiện đối với ứng viên từ 15 đến 59 tuổi tại Việt Nam, cho thấy 91,2% người được hỏi đã mua ít nhất một sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc trong năm vừa qua. Khoảng 68,8% trả lời rằng họ thường xuyên mua các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
Tờ Korea Rehald đánh giá sự tăng trưởng của các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam còn cho thấy một thực tế rằng Việt Nam có thể trở thành thị trường thay thế đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, vốn đang gặp khó khăn với hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Các công ty Hàn Quốc từng thống trị thị trường làm đẹp tại Trung Quốc trong năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, vài năm sau này, nhiều thương hiệu mỹ phẩm nội địa Trung Quốc xuất hiện với chất lượng ngày càng được cải thiện; cộng thêm những căng thẳng địa chính trị kéo dài trên thị trường quốc tế khiến người Trung Quốc giảm dần tiêu dùng các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc, và chuyển hướng sang ủng hộ hàng nội địa.
Ngay với ông lớn trong ngành làm đẹp Hàn Quốc như Amorepacific, trước đây thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 50% doanh số bán hàng toàn cầu của họ, thì về sau đã giảm tới 35% vào năm ngoái. Điều này buộc Amorepacifi cũng như các công ty làm đẹp Hàn Quốc nói chung tìm phương án chuyển hướng sang các quốc gia khác để cải thiện tình hình kinh doanh.
Các nhà quan sát trong ngành đánh giá rằng việc đẩy mạnh kinh doanh tại Việt Nam để bù đắp doanh số bán hàng bị mất trên thị trường Trung Quốc không phải là một phương án quá khả thi, nếu xét đến sức mua của thị trường khổng lồ tại Trung Quốc.
"Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc và sự lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội, thị trường làm đẹp Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng và trở thành điểm đến đấy hứa hẹn cho các khoản đầu tư dài hạn của các công ty làm đẹp Hàn Quốc”, Korea Rehald dẫn lời một nhân vật trong ngành mỹ phẩm xứ Hàn.
Theo số liệu của Statista, thị trường làm đẹp của Việt Nam ước tính sẽ đạt giá trị lên 2,7 tỷ USD vào năm tới.
-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Hàng hóa xuất sang EU đối mặt nhiều quy định khắt khe -
Đơn hàng xuất khẩu tăng, nhiều ngành hàng sớm cán mốc mục tiêu -
Dư địa lớn cho hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ -
Hà Nội, Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản -
Doanh nghiệp có kế hoạch cung ứng hàng sớm cho thị trường -
SASCO khai trương phòng chờ The SENS Leisure Lounge tại sân bay quốc tế Phú Quốc
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung