Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam sản xuất 60% điện thoại Samsung trên toàn cầu
Thanh Hà - 12/01/2014 09:33
 
Khi Samsung Thái Nguyên hoạt động ổn định, mỗi năm, Samsung Việt Nam sẽ cung ứng ra thị trường toàn cầu khoảng 250 triệu điện thoại di động. Và lúc ấy, Việt Nam thực sự trở thành trung tâm sản xuất điện thoại của thế giới. Đó là sự chuyển đổi quan trọng của dòng vốn FDI.  Báo cáo vụ xô xát ở công trường Samsung Thái Nguyên lên Thủ tướng  Choáng váng với xuất khẩu điện thoại đi động  Samsung cất nóc nhà máy ĐTDĐ ở Thái Nguyên

Câu chuyện được bắt đầu bằng trường hợp của Samsung, với khoản vốn đầu tư mà tập đoàn này đổ vào Việt Nam chỉ trong năm 2013 là 4,2 tỷ USD. Còn nếu tính tổng cộng cho đến thời điểm này, loại trừ Nhà máy SamsungVina, chuyên sản xuất tivi ở TP.HCM, con số lên tới 5,7 tỷ USD.

Nhưng điều khiến GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, hứng khởi nhất không chỉ vì khoản vốn lớn, hay tốc độ triển khai rất nhanh của tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới này, mà là vì một hình dung trong tương lai không xa, khi nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ hai của Samsung ở Thái Nguyên đi vào hoạt động từ tháng 3 năm nay.

Samsung Việt Nam sản xuất 250 triệu điện thoại mỗi năm
Samsung Việt Nam sẽ cung ứng ra thị trường toàn cầu 250 triệu điện thoại mỗi năm, biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất điện thoại của thế giới

Khi Samsung Thái Nguyên hoạt động ổn định, mỗi năm, Samsung Việt Nam sẽ cung ứng ra thị trường toàn cầu khoảng 250 triệu điện thoại di động.

“Nếu Tập đoàn Samsung vẫn giữ sản lượng điện thoại bán ra một năm hiện nay khoảng 400 triệu sản phẩm, có nghĩa, chỉ riêng ở Việt Nam đã sản xuất khoảng 60% sản lượng điện thoại của nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Và lúc ấy, Việt Nam thực sự trở thành trung tâm sản xuất điện thoại của thế giới, điều này chưa bao giờ chúng ta có được”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nói và bày tỏ quan điểm rằng, đó chính là một sự chuyển đổi rất có ý nghĩa của dòng vốn FDI năm 2013.

Năm 2013, theo số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cập nhật đến ngày 15/12, Việt Nam đã thu hút được 21,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, còn vốn giải ngân là 11,5 tỷ USD. Đây là những con số được đánh giá là rất có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chưa hồi phục.

Tuy nhiên, cơ hội lần đầu tiên được nhìn nhận không phải chỉ ở khoản vốn lớn, hay ở khả năng thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết việc làm trong các dự án FDI, mà là ở những dự án có khả năng tác động tích cực tới quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trường hợp của Samsung chỉ là một ví dụ điển hình, cho dù khía cạnh tích cực khác của dự án này chính là góp phần tạo lập ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực điện tử và tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn.

Formosa, hay Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng được cho là ví dụ tiêu biểu cho sự dịch chuyển tích cực về “chất” của dòng vốn FDI đang hồi phục mạnh mẽ ở Việt Nam.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn, vốn đầu tư 9 tỷ USD, là dự án thứ hai trong lĩnh vực này được khởi động. Trước đó, là Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhưng nếu Lọc dầu Dung Quất chỉ có lọc dầu, thì Nghi Sơn có thêm hóa dầu và đó mới là điều quan trọng nhất.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Kazutoshi Shimura, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã khẳng định rằng, khi Dự án vận hành thương mại vào năm 2017, sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam từng bước tiến tới tự cung, tự cấp các sản phẩm lọc dầu, đảm bảo nguồn cung năng lượng.

“Dự án của chúng tôi sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là đối với các sản phẩm dầu mỏ”, ông Shimura nói.

Đảm bảo an ninh năng lượng là một chuyện, chuyện khác là Việt Nam sẽ bớt được một khoản ngoại tệ lớn để nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, góp phần tích cực cho cán cân thương mại của Việt Nam.

Những tác động tương tự cũng sẽ đến đối với Dự án Liên hợp Thép Formosa (9,9 tỷ USD, Hà Tĩnh). Không sản xuất thép xây dựng thông thường, các sản phẩm thép cao cấp từ Formosa sẽ giúp giảm đáng kể sản lượng thép cao cấp mà hiện nay, Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu.

“Đó mới chính là những chuyển biến vô cùng quan trọng của dòng vốn FDI”, GS-TSKH. Nguyễn Mại bình luận.

Tổng kết 25 năm thu hút FDI, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu đã nhấn mạnh vai trò của FDI đối với kinh tế - xã hội Việt Nam. Đó là vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, bổ sung vốn đầu tư toàn xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa… Tuy nhiên, việc thu hút FDI 25 năm qua cũng chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng.

Chính vì thế, trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp, định hướng mới trong thu hút FDI đã được đặt ra. Và một trong những định hướng hàng đầu, đó là tạo bước chuyển mạnh về thu hút FDI từ chạy theo số lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.

Nói mạnh mẽ thì chưa thật mạnh mẽ, song những động thái trong thu hút FDI năm 2013 đã cho thấy rõ sự chuyển biến rất tích cực về chất của dòng vốn FDI. Đó là thành tích đáng ghi nhận.

Không để tư duy cũ trói buộc dòng vốn đầu tư
Chính sách và luật pháp mới phải tạo thuận lợi hơn, có lợi hơn, phải khuyến khích và bảo vệ được nhà đầu tư và doanh nghiệp, bao gồm nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư