
-
Bố trí đủ kinh phí thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn bộ máy
-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025
-
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
-
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm
-
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025
![]() |
Hiện nay, tất cả các học viên phi công Việt Nam phải ra nước ngoài để thực hiện giai đoạn huấn luyện bay. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Đây là một trong nhiều dự án hợp tác được ký kết trong lĩnh vực hàng không giữa các doanh nghiệp Việt Nam và New Zealand nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng New Zealand John Key.
Mục tiêu của dự án là đào tạo khoảng 300 học viên phi công mỗi năm, bắt đầu từ năm 2020, với việc huấn luyện bay đến mức đủ điều kiện cấp Chứng chỉ Người lái máy bay tư nhân (Private Pilot License) tại Việt Nam, sau đó học viên sẽ sang New Zealand và hoàn thành Chứng chỉ Người lái máy bay thương mại (Commercial Pilot License).
Hiện nay, Việt Nam chưa có các hoạt động huấn luyện bay dân sự trong nước. Tất cả các học viên phi công Việt Nam phải ra nước ngoài để thực hiện giai đoạn huấn luyện bay và kèm với đó là những khoản chi phí lớn cùng chất lượng huấn luyện không đồng đều.
Do vậy, dự án trường bay mang thương hiệu Eagle Flight Training tới đây sẽ tăng cường sự hiện diện của New Zealand trong lĩnh vực huấn luyện bay với chất lượng cao tại Việt Nam và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa nhà chức trách hàng không hai quốc gia.
TTXVN dẫn lời ông Trần Hải Đăng, Giám đốc điều hành của AESC cho rằng, với tầm nhìn dài hạn, liên doanh này sẽ mang lại hiệu quả chi phí, cùng chất lượng đào tạo với tiêu chuẩn New Zealand dành cho các học viên Việt Nam ngay trong nước và từng bước xây dựng đội ngũ nhân sự giáo viên bay, giáo viên sát hạch bay cho ngành công nghiệp hàng không Việt Nam trong tương lai.
“AESC cũng sẽ thực hiện công tác bảo dưỡng máy bay, huấn luyện và đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động marketing và tuyển dụng học viên. Thị trường của chúng tôi không chỉ ở Việt Nam mà còn phục vụ các học viên đến từ Lào, Campuchia, Myanmar,” ông Trần Hải Đăng nói.
Bên cạnh hợp đồng hợp tác giữa Eagle Flight Training và AESC, nhiều thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác về hàng không đã được ký kết giữa Học viện Hàng không Việt Nam và Airways New Zealand; Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Airways New Zealand; Vietjet Air và Hiệp hội Hàng không New Zealand (Aviation New Zealand) với những hoạt động cụ thể như: Thiết lập, mở rộng mạng đường bay, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo huấn luyện điều hành không lưu, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm an toàn, an ninh hàng không…

-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế -
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm -
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025 -
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược