-
Cơ hội cho người nông dân bày tỏ tâm tư và thúc đẩy nông nghiệp bền vững -
Tập đoàn TTC bắt tay Sojitz Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững -
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội -
Tăng cường ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật
Thị trường tín chỉ carbon là một trong những công cụ quan trọng giúp quản lý và giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Việc phát triển và vận hành thị trường tín chỉ carbon không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải mà còn mở ra nhiều cơ hội cho hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ngày 27/9/2024, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Tại Hội thảo, TS.Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Khoa Kinh tế phát triển và nhóm nghiên cứu của trường chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế phát triển thị trường tín chỉ carbon.
Ở Liên minh Châu Âu, các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường carbon bao gồm giới hạn lượng giấy phép được phát hành; cơ chế điều chỉnh biên giới carbon; chính sách tăng cường năng suất để giảm lượng khí thải; chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ sạch; Chính phủ thiết lập các cơ chê hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; thuế carbon.
Ngoài ra, Liên minh Châu Âu đã thành lập các cơ quan và chương trình hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển thị trường carbon, bao gồm: Hợp tác Châu Âu về Năng lượng và Môi trường (EUROPA); Chương trình Khí thải và Năng lượng Châu Âu (ELENA) và Quỹ Năng lượng và Môi trường Châu Âu (EETF) nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường và giảm khí thải, cũng như tăng cường năng suất và phát triển công nghệ sạch.
Các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường carbon ở Canada bao gồm: Chính sách phát hành miễn phí tín chỉ phát thải; định giá dựa trên sản phẩm; hỗ trợ công nghệ sạch; thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo; hỗ trợ tài chính cho các dự án giảm khí thải.
Chính phủ Canada đã đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch bao gồm các dự án về điện mặt trời, gió và điện từ năng lượng mặt biển. Chính phủ cũng cung cấp hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ sạch và giảm thiểu lượng khí thải.
Trong khi đó, Nhật Bản kết hợp thuế carbon, hệ thống giao dịch phát thải tự nguyện, gần 570 công ty tham gia, chiếm hơn 50% lượng phát thải quốc gia.
Thuế carbon sẽ được áp dụng từ 2028 đối với các nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch; lộ trình phi carbon hóa trong 10 năm, chuyển sang giao dịch phát thải bắt buộc từ năm 2026. Từ năm 2033, đấu giá sẽ được áp dụng cho các đơn vị phát thải cao trong ngành điện.
Hiện nay, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải thông qua các kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu và các cam kết quốc tế như Thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, để thực hiện các mục tiêu này, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thị trường tín chỉ carbon vẫn còn nhiều thách thức.
Tại Việt Nam, thị trường chứng chỉ carbon đang ở giai đoạn đầu phát triển. Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ban hành vào đầu năm 2022, Việt Nam đã thiết lập lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước.
Mục tiêu đặt ra, từ nay đến năm 2027, Việt Nam sẽ tập trung vào việc xây dựng cơ chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon và kết nối với thị trường quốc tế vào năm 2028.
Chia sẻ về tình hình thị trường carbon tại Việt Nam, ThS. Lưu Hạnh Nguyên, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế cho biết, đã có 276 dự án theo cơ chế phát triển sạch (đứng thứ 4 thế giới), tổng lượng khí nhà kinh giảm nhẹ khoảng 140 triệu tấn CO2.
Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tổ chức quốc tế (năm 2020 và 2021) giúp chuyển nhượng 15,45 triệu tấn CO2, trị giá 103 triệu USD.
Dự kiến 2025-2027 là giai đoạn thí điểm hình thành thị trường carbon Việt Nam, thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025. Từ năm 2028 bước vào giai đoạn vận hành.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển thị trường carbon tự nguyện, nhóm chuyên gia lưu ý về hành vi tẩy xanh (greenwashing), và kế toán carbon không chính xác trong quá trình sử dụng tín chỉ carbon; vấn đề về chất lượng không đồng nhất của các dự án carbon, và thiếu thông tin về thị trường carbon trong quá trình triển khai thực hiện.
Qua đó, ThS. Nguyên cũng đề xuất một số giải pháp, định hướng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường carbon, bao gồm nâng cao nhận thức và hiểu biết về thị trường tín chỉ carbon; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ; tiêu chuẩn hóa hệ thống đo lường, báo cáo và thẩm định; thúc đẩy hợp tác quốc tế và tham gia cơ chế carbon toàn cầu; tăng cường tính minh bạch và chống lại hiện tượng tẩy xanh.
-
Doanh nghiệp vẫn tự “bơi” trong chuyển đổi xanh -
Ngành công nghệ sinh học Việt Nam vắng bóng khối tư nhân -
Tập đoàn TTC bắt tay Sojitz Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững -
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hà Nội hỗ trợ giống, vật tư cho nông dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm