Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Việt Nam thiếu ít nhất 400.000 nhân sự cho chuyển đổi số
Hồng Phúc - 30/10/2020 16:40
 
Việt Nam hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều 30/10 tại hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”, được tổ chức ở TP.HCM.

.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại. 

Đây cũng là chìa khóa quyết định tốc độ và chất lượng phát triển của các quốc gia. 

Quá trình số hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với kinh tế số, nền sản xuất thông minh, xã hội số, các hình thái mới về tiêu dùng, lối sống.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới. 

Và một số dự báo khác cho rằng, 5 – 10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số và chỉ trong 2 - 3 năm tới, sự phổ cập nhanh chóng của công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của các quốc gia, tương quan sức mạnh và quan hệ các quốc gia. 

.
Kỹ sư làm việc tại FPT (Ảnh minh hoạ: FPT).

Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế số, xã hội số cũng như không ai bị bỏ lại phía sau, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, Việt Nam cần giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực. 

Bởi đây vẫn là điểm nghẽn cản trở tiến trình chuyển đổi số của nước ta. 

“Theo dự báo, để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, chúng ta hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu”, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói và cho biết thêm, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức, tư duy. 

Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển. 

Ngoài ra, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể, bởi thể chế là động lực của chuyển đổi số. 

Ông Đặng Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt ở nước ngoài cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có hơn 5,3 triệu người đang sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp nhiều chục tỷ đồng, trong đó có hơn 34 tỷ đồng qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong nước và đang tiếp tục đóng góp, giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiều bào về nước đầu tư
Tại hội nghị “Kết nối kiều bào với địa phương" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức tại thành phố Vinh từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư